Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa

Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa
Ngày đăng: 11/05/2015

Với diện tích hơn 6.000m2, anh Nguyễn Công Quyền, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò mạnh dạn lên liếp và trồng dừa dứa trên toàn bộ diện tích này. Do ưu điểm trái sai, thơm hương dứa nên loại dừa này được thị trường ưa chuộng. Ngoài bán dừa trái, anh Quyền còn dành một lượng lớn trái để ươm giống cung cấp cho nhà vườn trong và ngoài tỉnh.

Anh Quyền chia sẻ: “Do đất trồng lúa không hiệu quả, tôi nảy sinh ý định trồng vườn, đang loay hoay chưa biết chọn trồng cây gì thì tình cờ biết được cây dừa dứa thông qua các buổi họp hội viên nông dân nên mua về trồng thử. Qua quá trình trồng, tôi học hỏi thêm kinh nghiệm, nghiên cứu cách thức chăm sóc nên vườn dừa của gia đình tôi cho thu nhập khá cao mỗi năm”.

Vườn dừa gần 8 năm tuổi của gia đình ông Huỳnh Văn Sáu ở xã Hội An Đông cũng đang cho thu nhập khá. Do đất ít, manh mún khó canh tác, ông Sáu đã trồng rất nhiều loại cây ăn trái khác nhau nhưng kết quả không như mong muốn. Được giới thiệu những loại cây trồng hiệu quả thông qua các buổi họp hội viên nông dân, ông tìm đến giống dừa xiêm lùn.

Với 2 công đất trồng trên 100 cây dừa xiêm lùn, sau 3 năm dừa cho trái và đều đặn mỗi ngày ông bán dừa thu gần 200 ngàn đồng. Thời gian còn lại ông chăn nuôi heo, nuôi bò... để tăng thu nhập cho gia đình.

Để giúp hội viên nông dân thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã triển khai nắm tình hình sản xuất của nông dân trên địa bàn. Qua đó khảo sát nhu cầu, tập huấn hướng dẫn hội viên tham gia chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả. Bên cạnh đó, thường xuyên cử cán bộ Hội xuống tìm hiểu và thăm hỏi, kịp thời hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như ghi nhận những đề xuất kiến nghị của hội viên nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn, đầu ra và các chính sách ưu đãi khác.

Ông Nguyễn Quân Lực - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lấp Vò cho biết, thông qua hoạt động Hội chúng tôi kịp thời nắm bắt nguyện vọng, mong muốn của hội viên. Từ đó, Hội lập kế hoạch phối hợp cùng các ngành chuyên môn kịp thời hỗ trợ kỹ thuật cho hội viên nên quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh và bền vững hơn, đa số hội viên nông dân đều rất phấn khởi.

Toàn huyện Lấp Vò đã thực hiện chuyển đổi hơn 1.000ha vườn tạp, kém hiệu quả sang trồng các loại hoa màu, cây ăn trái khác. Qua đó đã cải thiện nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Riêng đối với cây dừa, hiện toàn huyện cũng có gần 30ha diện tích chuyên canh dừa cho hiệu quả kinh tế cao. Hội Nông dân huyện cũng đã có kế hoạch nhằm định hướng và phát triển một số loại cây chủ lực của địa phương, phù hợp với thổ nhưỡng và gắn với tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Khi Giá Mủ Cao Su Lao Dốc Khi Giá Mủ Cao Su Lao Dốc

Chưa đầy 5 tháng sau, giá cao su tụt nhanh chỉ còn ở mức bình quân 42 triệu đồng/tấn, giảm đến 10 triệu đồng/tấn khiến cả doanh nghiệp và nhà vườn lao đao…

30/05/2014
Thu Gần 70 Triệu Đồng/ha Ngô Ngọt Xuất Khẩu Thu Gần 70 Triệu Đồng/ha Ngô Ngọt Xuất Khẩu

Vụ xuân năm nay, nông dân hai xã An Hà và Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu và Chế biến nông - lâm sản Hải Dương trồng 30 ha ngô ngọt xuất khẩu.

12/05/2014
Mô Hình Trồng Xen Canh Tỏi - Ớt Ở Vĩnh Hải Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Trồng Xen Canh Tỏi - Ớt Ở Vĩnh Hải Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Xen canh là một trong những phương thức canh tác được nhiều người áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước có những mô hình trồng xen canh như táo-trôm, đu đủ-ớt-dừa xiêm, xoài-mận… thu nhập kinh tế cao thì ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) mô hình trồng xen canh tỏi-ớt cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân.

12/05/2014
Nuôi Sâu Superworm Là Vi Phạm Pháp Luật Nuôi Sâu Superworm Là Vi Phạm Pháp Luật

Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.

30/05/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình “2 Lúa, 1 Bắp” Hiệu Quả Từ Mô Hình “2 Lúa, 1 Bắp”

Mô hình được thực hiện thí điểm tại cánh đồng Khu phố 1 và 2 thị trấn Tân Sơn với diện tích 1,5 ha. Với mục đích thay đổi tập quán canh tác 3 vụ lúa/năm bằng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp trên cùng 1 diện tích.

12/05/2014