Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập Nghiệp Từ Xoài

Lập Nghiệp Từ Xoài
Ngày đăng: 24/09/2012

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại. 
Tốt nghiệp ngành Trung cấp Hàng hải ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng vì tìm việc khó khăn, anh Nhã trở về địa phương sinh sống và công tác. Lớn lên tại vùng đất Cam Lâm, cây xoài vốn gắn bó với anh Nhã từ thuở bé, càng trở nên thân thuộc hơn khi năm 2008, cha anh đột ngột qua đời, để lại cho anh 100 gốc xoài cát Hòa Lộc đang tuổi trưởng thành. Kể từ đó, anh Nhã một tay chăm sóc, phát triển vườn xoài và trở thành lao động chính chăm lo phụng dưỡng mẹ già.

Buổi đầu khởi nghiệp với cây xoài, anh Nhã học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chăm chỉ tìm tòi kỹ thuật chăm sóc nhưng mùa thu hoạch đầu tiên (năm 2009) giá bán không cao, trừ chi phí anh chỉ lãi khoảng 40 triệu đồng. Nhận thấy việc cây cho trái thuận mùa khó mang lại hiệu quả kinh tế, anh Nhã tiếp tục nghiên cứu, học hỏi cách xử lý xoài cho hoa trái vụ, và anh đã thành công. Từ đó đến nay, cứ vào vụ xoài chính, anh Nhã đi mua khoảng chục gốc xoài của người dân trong vùng để chăm sóc rồi thu hoạch, lãi khoảng 10 - 20 triệu đồng.

Vườn xoài của gia đình, anh dồn sức đầu tư, canh tác để cho thu hoạch trái vụ, hy vọng giá bán cao hơn. Để cây trồng đạt năng suất cao, anh Nhã thường xuyên tham khảo tài liệu, sách báo, cập nhật kinh nghiệm và tiến bộ khoa học kỹ thuật như cách cắt cành tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh thường gặp... “Vụ xoài mới đây, trừ chi phí tôi lãi khoảng 100 triệu đồng” - anh cho biết. 
Trên 9 sào đất còn lại của gia đình, anh Nhã trồng mía và mì xen vụ, cho thu nhập khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm. Thành công của anh không chỉ giúp gia đình thoát nghèo mà còn góp phần tạo việc làm, giúp người dân cải thiện cuộc sống. Anh cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với mọi người, nhất là thanh niên địa phương.

Với suy nghĩ: “Muốn thành công phải luôn học hỏi”, hơn 2 năm nay, anh Nhã theo học lớp đại học tại chức ngành Kinh tế - Trường Đại học Thái Bình Dương vào mỗi tối Thứ bảy, Chủ nhận hàng tuần. Anh chia sẻ: “Sắp tới, tôi dự định sẽ mở rộng diện tích xoài kết hợp với các loại hình chăn nuôi. Nếu có vốn vay ngân hàng, tôi sẽ đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại, cùng với thanh niên, nhân dân địa phương đẩy mạnh phát triển cây xoài”. 
Chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng - Bí thư Đoàn xã Cam Hiệp Bắc nhận xét: “Anh Nguyễn Văn Nhã là thanh niên giàu nghị lực, có ý chí lập thân lập nghiệp. Không chỉ chăm chỉ, cần cù trong lao động sản xuất, anh còn luôn phấn đấu học tập nâng cao trình độ, sống hiền hòa, được mọi người yêu mến”.


Có thể bạn quan tâm

Các Đối Tượng Bơm Tạp Chất Vào Tôm Đối Phó Ngày Càng Tinh Vi Các Đối Tượng Bơm Tạp Chất Vào Tôm Đối Phó Ngày Càng Tinh Vi

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.

25/07/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông

Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.

02/04/2014
Mực Khô Rớt Giá, Giá Dầu Tăng Ngư Dân Lo Lắng Mực Khô Rớt Giá, Giá Dầu Tăng Ngư Dân Lo Lắng

Mỗi tàu công suất 500CV tiêu thụ từ 70 đến 75 nghìn lít dầu cho mỗi chuyến đi biển 3 tháng, khi giá dầu tăng thêm 500 đồng một lít, chủ tàu phải đội thêm chi phí gần 38 triệu đồng mỗi chiếc. Trong ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ cập cảng Cát Lở lấy dầu, nước đá đi biển.

25/07/2014
Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch

Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.

02/04/2014
Công Ty TNHH Hùng Cá Đã Đạt Được Chứng Nhận VietGAP Công Ty TNHH Hùng Cá Đã Đạt Được Chứng Nhận VietGAP

Ngày 25/6/2014, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam đã ký Quyết định số 09/QĐ-FITES, chứng nhận VietGAP 04 vùng nuôi của Công ty TNHH Hùng Cá, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 104,8 ha, sản lượng dự kiến 41.800 tấn

25/07/2014