Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập Nghiệp Từ Xoài

Lập Nghiệp Từ Xoài
Ngày đăng: 24/09/2012

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại. 
Tốt nghiệp ngành Trung cấp Hàng hải ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng vì tìm việc khó khăn, anh Nhã trở về địa phương sinh sống và công tác. Lớn lên tại vùng đất Cam Lâm, cây xoài vốn gắn bó với anh Nhã từ thuở bé, càng trở nên thân thuộc hơn khi năm 2008, cha anh đột ngột qua đời, để lại cho anh 100 gốc xoài cát Hòa Lộc đang tuổi trưởng thành. Kể từ đó, anh Nhã một tay chăm sóc, phát triển vườn xoài và trở thành lao động chính chăm lo phụng dưỡng mẹ già.

Buổi đầu khởi nghiệp với cây xoài, anh Nhã học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chăm chỉ tìm tòi kỹ thuật chăm sóc nhưng mùa thu hoạch đầu tiên (năm 2009) giá bán không cao, trừ chi phí anh chỉ lãi khoảng 40 triệu đồng. Nhận thấy việc cây cho trái thuận mùa khó mang lại hiệu quả kinh tế, anh Nhã tiếp tục nghiên cứu, học hỏi cách xử lý xoài cho hoa trái vụ, và anh đã thành công. Từ đó đến nay, cứ vào vụ xoài chính, anh Nhã đi mua khoảng chục gốc xoài của người dân trong vùng để chăm sóc rồi thu hoạch, lãi khoảng 10 - 20 triệu đồng.

Vườn xoài của gia đình, anh dồn sức đầu tư, canh tác để cho thu hoạch trái vụ, hy vọng giá bán cao hơn. Để cây trồng đạt năng suất cao, anh Nhã thường xuyên tham khảo tài liệu, sách báo, cập nhật kinh nghiệm và tiến bộ khoa học kỹ thuật như cách cắt cành tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh thường gặp... “Vụ xoài mới đây, trừ chi phí tôi lãi khoảng 100 triệu đồng” - anh cho biết. 
Trên 9 sào đất còn lại của gia đình, anh Nhã trồng mía và mì xen vụ, cho thu nhập khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm. Thành công của anh không chỉ giúp gia đình thoát nghèo mà còn góp phần tạo việc làm, giúp người dân cải thiện cuộc sống. Anh cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với mọi người, nhất là thanh niên địa phương.

Với suy nghĩ: “Muốn thành công phải luôn học hỏi”, hơn 2 năm nay, anh Nhã theo học lớp đại học tại chức ngành Kinh tế - Trường Đại học Thái Bình Dương vào mỗi tối Thứ bảy, Chủ nhận hàng tuần. Anh chia sẻ: “Sắp tới, tôi dự định sẽ mở rộng diện tích xoài kết hợp với các loại hình chăn nuôi. Nếu có vốn vay ngân hàng, tôi sẽ đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại, cùng với thanh niên, nhân dân địa phương đẩy mạnh phát triển cây xoài”. 
Chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng - Bí thư Đoàn xã Cam Hiệp Bắc nhận xét: “Anh Nguyễn Văn Nhã là thanh niên giàu nghị lực, có ý chí lập thân lập nghiệp. Không chỉ chăm chỉ, cần cù trong lao động sản xuất, anh còn luôn phấn đấu học tập nâng cao trình độ, sống hiền hòa, được mọi người yêu mến”.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Yên (Quảng Ninh) được mùa tôm Quảng Yên (Quảng Ninh) được mùa tôm

Vào thời điểm này, trên khắp các vùng nuôi trồng thuỷ sản của TX Quảng Yên (Quảng Ninh), bà con nông dân và các doanh nghiệp đang khẩn trương thu hoạch thuỷ sản vụ xuân - hè. Theo đánh giá của Phòng Kinh tế thị xã, mặc dù trong vụ nuôi có xuất hiện dịch bệnh, song vụ nuôi này Quảng Yên vẫn được mùa tôm.

01/07/2015
Sản xuất nấm dược liệu ở Hòa Vang (Đà Nẵng) Sản xuất nấm dược liệu ở Hòa Vang (Đà Nẵng)

Nấm linh chi, loại nấm dược liệu, chữa được nhiều bệnh, đã được nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) sản xuất thành công.

02/07/2015
Trồng khảo nghiệm cây Mắc ca Trồng khảo nghiệm cây Mắc ca

Cây mắc ca là cây công nghiệp, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam, quả hạt vỏ cứng là nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất bánh kẹo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

02/07/2015
Sống tốt nhờ tiêu Sống tốt nhờ tiêu

Cây tiêu trồng trên đất đá ong ở xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn, Bình Định) ít sinh dịch bệnh, cho năng suất cao, chất lượng ngon nên bán được giá.

02/07/2015
Trồng rau cho có ăn là không khó! Trồng rau cho có ăn là không khó!

Đó là cách nói dân dã của các hộ nông dân chuyên về nghề trồng rau mà họ gắn bó bao năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm chỉ làm ăn của chính các hộ dân, sự đầu tư thiết bị sản xuất, kỹ thuật gieo trồng, nguồn nước tưới và đầu ra sản phẩm từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương là yếu tố hỗ trợ tích cực cho người trồng rau bám đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

02/07/2015