Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập Nghiệp Từ Xoài

Lập Nghiệp Từ Xoài
Ngày đăng: 24/09/2012

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại. 
Tốt nghiệp ngành Trung cấp Hàng hải ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng vì tìm việc khó khăn, anh Nhã trở về địa phương sinh sống và công tác. Lớn lên tại vùng đất Cam Lâm, cây xoài vốn gắn bó với anh Nhã từ thuở bé, càng trở nên thân thuộc hơn khi năm 2008, cha anh đột ngột qua đời, để lại cho anh 100 gốc xoài cát Hòa Lộc đang tuổi trưởng thành. Kể từ đó, anh Nhã một tay chăm sóc, phát triển vườn xoài và trở thành lao động chính chăm lo phụng dưỡng mẹ già.

Buổi đầu khởi nghiệp với cây xoài, anh Nhã học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chăm chỉ tìm tòi kỹ thuật chăm sóc nhưng mùa thu hoạch đầu tiên (năm 2009) giá bán không cao, trừ chi phí anh chỉ lãi khoảng 40 triệu đồng. Nhận thấy việc cây cho trái thuận mùa khó mang lại hiệu quả kinh tế, anh Nhã tiếp tục nghiên cứu, học hỏi cách xử lý xoài cho hoa trái vụ, và anh đã thành công. Từ đó đến nay, cứ vào vụ xoài chính, anh Nhã đi mua khoảng chục gốc xoài của người dân trong vùng để chăm sóc rồi thu hoạch, lãi khoảng 10 - 20 triệu đồng.

Vườn xoài của gia đình, anh dồn sức đầu tư, canh tác để cho thu hoạch trái vụ, hy vọng giá bán cao hơn. Để cây trồng đạt năng suất cao, anh Nhã thường xuyên tham khảo tài liệu, sách báo, cập nhật kinh nghiệm và tiến bộ khoa học kỹ thuật như cách cắt cành tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh thường gặp... “Vụ xoài mới đây, trừ chi phí tôi lãi khoảng 100 triệu đồng” - anh cho biết. 
Trên 9 sào đất còn lại của gia đình, anh Nhã trồng mía và mì xen vụ, cho thu nhập khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm. Thành công của anh không chỉ giúp gia đình thoát nghèo mà còn góp phần tạo việc làm, giúp người dân cải thiện cuộc sống. Anh cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với mọi người, nhất là thanh niên địa phương.

Với suy nghĩ: “Muốn thành công phải luôn học hỏi”, hơn 2 năm nay, anh Nhã theo học lớp đại học tại chức ngành Kinh tế - Trường Đại học Thái Bình Dương vào mỗi tối Thứ bảy, Chủ nhận hàng tuần. Anh chia sẻ: “Sắp tới, tôi dự định sẽ mở rộng diện tích xoài kết hợp với các loại hình chăn nuôi. Nếu có vốn vay ngân hàng, tôi sẽ đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại, cùng với thanh niên, nhân dân địa phương đẩy mạnh phát triển cây xoài”. 
Chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng - Bí thư Đoàn xã Cam Hiệp Bắc nhận xét: “Anh Nguyễn Văn Nhã là thanh niên giàu nghị lực, có ý chí lập thân lập nghiệp. Không chỉ chăm chỉ, cần cù trong lao động sản xuất, anh còn luôn phấn đấu học tập nâng cao trình độ, sống hiền hòa, được mọi người yêu mến”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Bống Tượng Xóa Nghèo Nuôi Cá Bống Tượng Xóa Nghèo

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong những năm gần đây ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình khá lên nhờ mô hình nuôi cá bống tượng trong lồng bè. Trong số đó phải kể đến anh Lương Ngọc Hải - một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng.

15/06/2013
Nhiều Hộ Dân Bò Nuôi Heo Sang Nuôi Lươn Nhiều Hộ Dân Bò Nuôi Heo Sang Nuôi Lươn

Cách đây vài ngày, ông Nguyễn Chánh Thành, Chủ tịch Hội nông dân xã An Hòa (Trảng Bàng - Tây Ninh) thu hoạch đợt lươn cuối, với giá sang cho thương lái tại nhà ông là 110.000 đồng/kg. Sau hơn 8 tháng thả nuôi, trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Thành còn lãi được khoảng 80 triệu đồng từ việc nuôi lươn. Đây cũng là mức lợi nhuận bình quân mà gia đình ông Thành đạt được trong mỗi đợt nuôi lươn của những năm gần đây.

16/06/2013
Xung Quanh Việc Cải Tạo Hồ Nổi Nuôi Tôm Ở Hoài Nhơn Người Nuôi Bức Xúc Vì Phải Chờ Quy Hoạch Xung Quanh Việc Cải Tạo Hồ Nổi Nuôi Tôm Ở Hoài Nhơn Người Nuôi Bức Xúc Vì Phải Chờ Quy Hoạch

Sau nhiều năm nuôi tôm thất bại, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) cải tạo ao, hồ nuôi tôm bằng cách đổ đất, cát nâng đáy hồ và lót bạt (người dân địa phương gọi là hồ nổi) để tiếp tục nuôi tôm với hy vọng hạn chế được dịch bệnh, nâng cao thu nhập.

17/06/2013
Tiêu Hủy 26 Tấn Khoai Tây Trung Quốc Độc Hại Tiêu Hủy 26 Tấn Khoai Tây Trung Quốc Độc Hại

Sáng ngày 15/6, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã cưỡng chế tịch thu 26 tấn khoai tây Trung Quốc mang đi tiêu hủy vì có chứa chất độc hại.

17/06/2013
Khẩn Trương Quy Hoạch Sản Xuất Của Từng Xã! Khẩn Trương Quy Hoạch Sản Xuất Của Từng Xã!

Tại phiên chất vấn vừa qua với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, đại biểu (ĐB) Quốc hội đã nêu thực trạng một số địa phương chỉ chú trọng xây dựng hạ tầng.

17/06/2013