Lập Nghiệp Từ Trồng Nấm

Rời TP.HCM với hai bàn tay trắng sau khi tiệm may xuất khẩu của mình bị phá sản, Tạ Văn Ánh (35 tuổi) tìm về vùng đất xa xôi ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) lập nghiệp.
Hiện Ánh có một trang trại khang trang với đầy đủ phương tiện sản xuất, mỗi năm anh thu về 450 triệu đồng từ nấm
Ông chủ trắng tay
Giải thưởng xứng đáng Anh Võ Thanh Hoàng, bí thư Huyện đoàn Phú Giáo, cho biết: “Ánh là một thanh niên chịu khó, luôn tìm tòi học hỏi, không chịu thất bại, quyết chí vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều thanh niên và nông dân đã được anh chỉ dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm, giúp xóa nghèo vươn lên làm giàu ở địa phương”. Với nỗ lực và tính chịu thương chịu khó của mình, Ánh đã được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi năm 2010. |
Năm 1999, từ Hà Nội Ánh vào TP.HCM lập nghiệp, mở một xưởng may xuất khẩu với hơn 20 nhân công. Công việc đang ổn định và đi lên thì năm 2002 thị trường biến động, hàng hóa của ông chủ trẻ làm ra không có nơi tiêu thụ, không thể xoay vòng nguồn vốn được nên những gì có được sau ba năm khởi nghiệp ở TP.HCM bỗng chốc rơi rụng và mất sạch.
Từ một ông chủ, Ánh lang thang xuôi về Bình Dương xin làm công nhân cho một khu công nghiệp, rồi chuyển sang bảo vệ ngân hàng, nhân viên bán vé trạm thu phí... Ánh làm mọi việc.
Năm 2006, Ánh dự một buổi giới thiệu mô hình trồng nấm sò ở xã An Bình do Huyện đoàn Phú Giáo tổ chức. Thấy người ta có thể làm giàu từ nấm, Ánh nghĩ “sao mình không thể làm được?”. Nghĩ là làm, Ánh lân la tìm hiểu về nghề trồng nấm và quyết định thôi việc, bắt xe qua thị xã Long Khánh (Đồng Nai), để xin vào làm công tại một trang trại nấm, quyết học nghề.
Khi đã cứng nghề, qua kênh của huyện đoàn, Ánh vay vốn từ chương trình Thanh niên lập nghiệp cùng với số tiền vay được của ngân hàng, anh đã mạnh dạn đầu tư trang trại trồng 4.000 bịch phôi nấm mèo với số tiền 75 triệu đồng. Do mới “ra riêng”, kinh nghiệm và kỹ thuật còn yếu nên giai đoạn đầu nấm thường hư hỏng, thiệt hại nặng nề. Không nản chí, Ánh vẫn vay tiền ngân hàng, bám trụ và tiếp tục phát triển. Những vụ nấm sau càng ngày càng khá.
Học từ thất bại
Từ ngày đưa bịch phôi nấm đầu tiên về, đến nay trang trại của anh đã mở rộng với nhiều loại nấm như: bào ngư, nấm mèo, nấm sò, nấm rơm và nấm linh chi. Từ 4.000 bịch phôi nấm ban đầu, nay trang trại anh nuôi trồng đến 100.000 bịch phôi nấm/vụ. “Nhiều người cũng thử trồng nấm nhưng không có đầu ra cộng với việc bệnh thường hoành hành nên đã từ bỏ, mỗi lần gặp khó khăn hay thất bại là một bài học cho tôi rút kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi công việc mình đã chọn”- Ánh tâm sự.
Ngoài trồng nấm lấy sản phẩm, Ánh còn làm bịch phôi phân phối cho nhiều hộ nông dân. Nhờ trồng nấm, giờ đây anh đã có tiền mua nhà, xe tải, lò sấy nấm. Hiện trang trại của anh thường xuyên tạo việc làm cho tám lao động là thanh niên địa phương với mức thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, hưởng ứng phong trào “Thanh niên tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của Trung ương Đoàn TNCSHCM, nhiều thanh niên đã hăng hái xung phong vào mảnh đất đầy khó khăn thuộc các xã biên giới Quảng Trực, Quảng Tân, huyện Tuy Đức hiện nay để khai khẩn vùng đất mới. Từ đó, nhiều TNXP đã quyết định gắn bó lâu dài với vùng đất Đắk Nông.

6 tháng đầu năm 2015, dù kinh tế còn khó khăn nhưng ngành Công thương tỉnh Tiền Giang vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao. Tình hình xuất khẩu dù có nhiều sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao so với cùng kỳ năm 2014 nhưng vẫn đang đối diện với tình hình xuất khẩu hàng nông, thủy sản giảm. Đây là nhận định của Sở Công thương tại Hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ của ngành trong 6 tháng đầu năm và đề ra giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2015 được tổ chức vào ngày 13-7.

Anh Nguyễn Thành Tân (xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành) là một trong những người gặt hái thành công từ nghề ương, nuôi cá giống, cá tai tượng thịt. Anh Tân cho biết, gắn bó với nghề này đã hơn 15 năm nay, kinh tế gia đình anh ngày một khấm khá hơn.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 6 năm 2015 ước đạt 457 ngàn tấn, tăng 7,0% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.576 ngàn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra 6 tháng đầu năm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7 % so với cùng kỳ; Sản lượng thu hoạch cá tra nuôi ước đạt 533,5 nghìn tấn, đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

Trong bức tranh XK tôm Việt Nam sang EU, Anh được coi là thị trường tiềm năng trong năm nay, bởi XK tôm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng cao trong nhiều tháng, ngay cả trong thời điểm XK tôm sang các thị trường khác có xu hướng giảm sút. Mặc dù NK tôm vào Anh đang giảm, nhưng tôm Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan tại thị trường này.