Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập Nghiệp Từ Trồng Nấm

Lập Nghiệp Từ Trồng Nấm
Ngày đăng: 15/04/2011

Rời TP.HCM với hai bàn tay trắng sau khi tiệm may xuất khẩu của mình bị phá sản, Tạ Văn Ánh (35 tuổi) tìm về vùng đất xa xôi ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) lập nghiệp.

Hiện Ánh có một trang trại khang trang với đầy đủ phương tiện sản xuất, mỗi năm anh thu về 450 triệu đồng từ nấm

Ông chủ trắng tay

Giải thưởng xứng đáng

Anh Võ Thanh Hoàng, bí thư Huyện đoàn Phú Giáo, cho biết: “Ánh là một thanh niên chịu khó, luôn tìm tòi học hỏi, không chịu thất bại, quyết chí vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều thanh niên và nông dân đã được anh chỉ dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm, giúp xóa nghèo vươn lên làm giàu ở địa phương”. Với nỗ lực và tính chịu thương chịu khó của mình, Ánh đã được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi năm 2010.

Năm 1999, từ Hà Nội Ánh vào TP.HCM lập nghiệp, mở một xưởng may xuất khẩu với hơn 20 nhân công. Công việc đang ổn định và đi lên thì năm 2002 thị trường biến động, hàng hóa của ông chủ trẻ làm ra không có nơi tiêu thụ, không thể xoay vòng nguồn vốn được nên những gì có được sau ba năm khởi nghiệp ở TP.HCM bỗng chốc rơi rụng và mất sạch.

Từ một ông chủ, Ánh lang thang xuôi về Bình Dương xin làm công nhân cho một khu công nghiệp, rồi chuyển sang bảo vệ ngân hàng, nhân viên bán vé trạm thu phí... Ánh làm mọi việc.

Năm 2006, Ánh dự một buổi giới thiệu mô hình trồng nấm sò ở xã An Bình do Huyện đoàn Phú Giáo tổ chức. Thấy người ta có thể làm giàu từ nấm, Ánh nghĩ “sao mình không thể làm được?”. Nghĩ là làm, Ánh lân la tìm hiểu về nghề trồng nấm và quyết định thôi việc, bắt xe qua thị xã Long Khánh (Đồng Nai), để xin vào làm công tại một trang trại nấm, quyết học nghề.

Khi đã cứng nghề, qua kênh của huyện đoàn, Ánh vay vốn từ chương trình Thanh niên lập nghiệp cùng với số tiền vay được của ngân hàng, anh đã mạnh dạn đầu tư trang trại trồng 4.000 bịch phôi nấm mèo với số tiền 75 triệu đồng. Do mới “ra riêng”, kinh nghiệm và kỹ thuật còn yếu nên giai đoạn đầu nấm thường hư hỏng, thiệt hại nặng nề. Không nản chí, Ánh vẫn vay tiền ngân hàng, bám trụ và tiếp tục phát triển. Những vụ nấm sau càng ngày càng khá.

Học từ thất bại

Từ ngày đưa bịch phôi nấm đầu tiên về, đến nay trang trại của anh đã mở rộng với nhiều loại nấm như: bào ngư, nấm mèo, nấm sò, nấm rơm và nấm linh chi. Từ 4.000 bịch phôi nấm ban đầu, nay trang trại anh nuôi trồng đến 100.000 bịch phôi nấm/vụ. “Nhiều người cũng thử trồng nấm nhưng không có đầu ra cộng với việc bệnh thường hoành hành nên đã từ bỏ, mỗi lần gặp khó khăn hay thất bại là một bài học cho tôi rút kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi công việc mình đã chọn”- Ánh tâm sự.

Ngoài trồng nấm lấy sản phẩm, Ánh còn làm bịch phôi phân phối cho nhiều hộ nông dân. Nhờ trồng nấm, giờ đây anh đã có tiền mua nhà, xe tải, lò sấy nấm. Hiện trang trại của anh thường xuyên tạo việc làm cho tám lao động là thanh niên địa phương với mức thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng.


Có thể bạn quan tâm

Khó Khăn Trong Việc Xuống Giống Không Đồng Loạt Khó Khăn Trong Việc Xuống Giống Không Đồng Loạt

Hiện nay, tình trạng xuống giống tự phát, không đồng loạt đang diễn ra phổ biến ở một số xã trên địa bàn huyện Hồng Ngự. Việc sản xuất cùng một cánh đồng nhưng nhiều trà lúa khi xuống giống không đồng loạt đã gây khó khăn trong công tác quản lý của địa phương cũng như phòng trừ dịch bệnh.

03/12/2014
Giá Mít Thái Siêu Sớm Giảm 4.000 Đồng/kg Giá Mít Thái Siêu Sớm Giảm 4.000 Đồng/kg

Theo các thương lái, nguyên nhân giảm giá do chỉ tiêu thụ nội địa, việc xuất khẩu sang một số nước như các năm trước đã bị giảm số lượng. Ngoài ra, hiện nay đang vào mùa của nhiều loại trái cây nên người tiêu dùng phần nào hạn chế ăn mít mà chuyển sang măng cụt, chôm chôm, thanh long, sầu riêng…

11/07/2014
Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ Kinh Nghiệm Bảo Vệ Đàn Gia Súc Trong Mùa Đông Ở Quản Bạ

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

03/12/2014
Không Nên Chạy Theo Diện Tích Cao Su Không Nên Chạy Theo Diện Tích Cao Su

Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".

11/07/2014
Thực Hư Thực Hư "Cua Biển Cà Mau" Bán Siêu Rẻ

Nhiều thương lái thu mua cua biển ở Cà Mau khẳng định, không có chuyện cua biển Cà Mau “bò” ra các vỉa hè ở Hà Nội hay trên Sài Gòn với giá siêu rẻ.

11/07/2014