Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lập Nghiệp Từ Trồng Nấm

Lập Nghiệp Từ Trồng Nấm
Ngày đăng: 15/04/2011

Rời TP.HCM với hai bàn tay trắng sau khi tiệm may xuất khẩu của mình bị phá sản, Tạ Văn Ánh (35 tuổi) tìm về vùng đất xa xôi ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) lập nghiệp.

Hiện Ánh có một trang trại khang trang với đầy đủ phương tiện sản xuất, mỗi năm anh thu về 450 triệu đồng từ nấm

Ông chủ trắng tay

Giải thưởng xứng đáng

Anh Võ Thanh Hoàng, bí thư Huyện đoàn Phú Giáo, cho biết: “Ánh là một thanh niên chịu khó, luôn tìm tòi học hỏi, không chịu thất bại, quyết chí vươn lên làm giàu chính đáng. Nhiều thanh niên và nông dân đã được anh chỉ dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm, giúp xóa nghèo vươn lên làm giàu ở địa phương”. Với nỗ lực và tính chịu thương chịu khó của mình, Ánh đã được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi năm 2010.

Năm 1999, từ Hà Nội Ánh vào TP.HCM lập nghiệp, mở một xưởng may xuất khẩu với hơn 20 nhân công. Công việc đang ổn định và đi lên thì năm 2002 thị trường biến động, hàng hóa của ông chủ trẻ làm ra không có nơi tiêu thụ, không thể xoay vòng nguồn vốn được nên những gì có được sau ba năm khởi nghiệp ở TP.HCM bỗng chốc rơi rụng và mất sạch.

Từ một ông chủ, Ánh lang thang xuôi về Bình Dương xin làm công nhân cho một khu công nghiệp, rồi chuyển sang bảo vệ ngân hàng, nhân viên bán vé trạm thu phí... Ánh làm mọi việc.

Năm 2006, Ánh dự một buổi giới thiệu mô hình trồng nấm sò ở xã An Bình do Huyện đoàn Phú Giáo tổ chức. Thấy người ta có thể làm giàu từ nấm, Ánh nghĩ “sao mình không thể làm được?”. Nghĩ là làm, Ánh lân la tìm hiểu về nghề trồng nấm và quyết định thôi việc, bắt xe qua thị xã Long Khánh (Đồng Nai), để xin vào làm công tại một trang trại nấm, quyết học nghề.

Khi đã cứng nghề, qua kênh của huyện đoàn, Ánh vay vốn từ chương trình Thanh niên lập nghiệp cùng với số tiền vay được của ngân hàng, anh đã mạnh dạn đầu tư trang trại trồng 4.000 bịch phôi nấm mèo với số tiền 75 triệu đồng. Do mới “ra riêng”, kinh nghiệm và kỹ thuật còn yếu nên giai đoạn đầu nấm thường hư hỏng, thiệt hại nặng nề. Không nản chí, Ánh vẫn vay tiền ngân hàng, bám trụ và tiếp tục phát triển. Những vụ nấm sau càng ngày càng khá.

Học từ thất bại

Từ ngày đưa bịch phôi nấm đầu tiên về, đến nay trang trại của anh đã mở rộng với nhiều loại nấm như: bào ngư, nấm mèo, nấm sò, nấm rơm và nấm linh chi. Từ 4.000 bịch phôi nấm ban đầu, nay trang trại anh nuôi trồng đến 100.000 bịch phôi nấm/vụ. “Nhiều người cũng thử trồng nấm nhưng không có đầu ra cộng với việc bệnh thường hoành hành nên đã từ bỏ, mỗi lần gặp khó khăn hay thất bại là một bài học cho tôi rút kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi công việc mình đã chọn”- Ánh tâm sự.

Ngoài trồng nấm lấy sản phẩm, Ánh còn làm bịch phôi phân phối cho nhiều hộ nông dân. Nhờ trồng nấm, giờ đây anh đã có tiền mua nhà, xe tải, lò sấy nấm. Hiện trang trại của anh thường xuyên tạo việc làm cho tám lao động là thanh niên địa phương với mức thu nhập 3-4 triệu đồng/tháng.


Có thể bạn quan tâm

Sò Huyết Được Giá, Mất Mùa Sò Huyết Được Giá, Mất Mùa

“Nuôi sò huyết bao giờ cũng có tỷ lệ hao hụt nhất định” - anh Nguyễn Văn Sơn, ấp 7, xã Thạnh Phước (Bình Đại - Bến Tre) cho biết như thế, nhưng hiện tượng sò chết hàng loạt, liên tiếp nhiều sân như năm nay là bất bình thường. Nguyên nhân có thể là do thời tiết, ô nhiễm nguồn nước xả thải, nắng nóng, chất lượng con giống ngoài thị trường không tốt hoặc cũng có thể do dịch bệnh…

02/08/2013
Thành Phố Cà Mau Hội Thảo Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Thành Phố Cà Mau Hội Thảo Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Ngày 31/7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học.

02/08/2013
Phát Triển Cây Đậu Trên Cát Cho Hiệu Quả Cao Phát Triển Cây Đậu Trên Cát Cho Hiệu Quả Cao

Là một xã vùng biển bãi ngang, toàn bộ diện tích đất tự nhiên của Triệu Vân nằm trong vùng cát của huyện Triệu Phong (Quảng Trị), do đó canh tác nông nghiệp khó khăn và nguồn nước tưới không đảm bảo. Nguồn thu nhập từ biển của ngư dân Triệu Vân không nhiều lắm do chủ yếu đánh bắt ven bờ

02/08/2013
Tăng Cường Quản Lý Nuôi Chim Yến Tăng Cường Quản Lý Nuôi Chim Yến

Từ ngày 6-9 tới, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với phòng chuyên môn cấp huyện, nơi có cơ sở nuôi chim yến, trường hợp đã nuôi chim yến trước ngày 6-9 thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31-12-2013. Khi có sự thay đổi về quy mô diện tích và số lượng của cơ sở nuôi chim yến, tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30-10 hàng năm.

02/08/2013
Những Tiền Đề Bảo Đảm Năng Suất Lúa Mùa Những Tiền Đề Bảo Đảm Năng Suất Lúa Mùa

Ngay sau khi kết thúc gieo cấy hơn 36.000 ha lúa mùa, những ngày này nông dân các địa phương bắt tay ngay chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh giúp lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tạo tiền đề quan trọng đạt năng suất, sản lượng đề ra.

02/08/2013