Lão Nông Tự Sáng Chế Máy Cày Tay

Chiếc máy cày tay cải tiến- sáng tạo mới của ông Chu Văn Quỳnh ở thôn Rèm, xã Giáo Liêm (Sơn Động, Bắc Giang) đã từng được nhận giải Nhì trong cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ V.
Sơn Động là một huyện nghèo, trên 80% diện tích đất trồng lúa là ruộng bậc thang.Việc di chuyển máy từ ruộng này sang ruộng khác là rất khó khăn. Khi làm đất, bánh máy cày bị lún, trọng lượng của máy bị dồn về phía sau giàn cày gây khó khăn cho người sử dụng. Giàn cày thì có nhiều khớp nối nên tạo nên độ sai lệch lớn (khoảng 20cm), các khớp nối nhanh hao mòn trong điều kiện bùn đất nên có độ rơ lớn, dễ bị gãy hỏng.
Hiểu những nhược điểm này, ông Quỳnh đã mày mò nghiên cứu và sáng chế ra giàn máy cày bằng tay với tính năng cơ động cao. Điều đáng nể là máy của ông tận dụng các cấu kiện của giàn máy cũ và sử dụng các phế liệu đã qua sử dụng (ống tuýp, thép chữ U, V, ốc vít…) để chế tạo.
Cách làm của ông là cắt bỏ khớp chính nhằm điều chỉnh lưỡi cày (nông, sâu, phải, trái) dễ dàng hơn.Trên thanh ngang (phần cải tiến chính của giàn cày) được chế tạo để lắp theo cày, lưỡi cày và các bộ phận nông, sâu, sang trái, phải và cố định của lưỡi cày khi vận hành.
Trọng lượng của máy cũng được giảm đáng kể từ 25kg xuống còn 13kg; thích hợp với địa hình ruộng bậc thang và dễ di chuyển ở nhiều địa hình. Máy giúp giảm 50% công lao động, giảm từ 2,5 giờ cày/sào xuống còn 1,5 giờ, tiết kiệm được 0,5 lít nhiên liệu.
Anh Nguyễn Văn Linh, nông dân ở Sơn Động (Bắc Giang) chia sẻ: “Từ ngày có giàn máy cày tay này, tôi vừa đỡ vất vả hơn vừa tăng năng suất lao động.Trước kia, dùng máy cũ thỉnh thoảng lại phải đi sửa, giờ có giàn máy này dùng dễ mà lại ít hư hỏng”.
Từ năm 2008 đến nay, ông Chu Văn Quỳnh đã cải tiến thành công 150 giàn máy cày tay. Các giàn máy cày tay sau khi được cải thiện đều hoạt động tốt, ổn định, ít hư hỏng, năng suất được nâng cao rõ rệt.
Hiện ông có xưởng cơ khí riêng chuyên phục vụ cải tiến máy nông nghiệp, tạo việc làm cho 3 lao động trong gia đình. Với những nỗ lực của mình, ông đã giành giải Nhì trong cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ V.
Có thể bạn quan tâm

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.

Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.

Ngày 12/1, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên công bố thông tin: Qua 10 năm triển khai một đề tài khoa học về cây mắc ca, Viện đã thu thập, tuyển chọn được 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như H2, 508, OC, 814, 246... và đã trồng thử nghiệm ở nhiều vùng tại Việt Nam.

Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi héc-ta lúa trong cánh đồng mẫu lớn có năng suất cao hơn từ 15 - 20% so với diện tích ngoài mô hình này; ngoài ra cánh đồng mẫu lớn còn giúp tạo ra các vùng lúa đặc thù phục vụ xuất khẩu gạo cao cấp.

Hiện tại, giá các loại phân bón trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không thay đổi nhiều so với thời điểm đầu vụ đông xuân 2014 - 2015. Giá các loại phân bón DAP Trung Quốc tăng từ 10 - 20%, riêng các loại phân bón khác đang giữ mức ổn định. Sự bình ổn của giá phân bón trên thị trường khiến nông dân phấn khởi vì giảm bớt nỗi lo về chi phí đầu tư.