Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lão Nông Thuần Hóa Thành Công Gà Rừng

Lão Nông Thuần Hóa Thành Công Gà Rừng
Ngày đăng: 26/11/2013

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

Chỉ cần tiếng gõ nhẹ hoặc tiếng kêu của ông Toái, hàng chục con từ các nơi chạy đến tập trung ngay. Xuất phát từ ý tưởng, thấy những người bán trứng gà rừng ở ngoài, ông liền mua về để ấp và gây dựng đàn cho đến ngày hôm nay.

Ông Toái nhận định, chăn nuôi gà rừng thả vườn rất phù hợp với địa hình, khí hậu tại địa phương, những nơi có đồi núi thấp hoặc nơi có cỏ dại, là điều kiện thích hợp cho gà sinh sống. Gà rừng có sức đề kháng cao, dễ nuôi, không cần nhiều thức ăn, khỏe, ít dịch bệnh, thịt chắc, thơm ngon. Tuy nhiên, bản tính gà nhút nhát hơn nhiều loài chim hoang dã khác nên việc thuần dưỡng cũng gặp không ít khó khăn cho người nuôi.

Theo ông, quy trình kỹ thuật thuần dưỡng nuôi và chăm sóc gà rừng không kém phần quan trọng, nhằm cho đàn gà thích nghi dần với con người để dễ thuần dưỡng. Thông thường mỗi đàn gà có 1 trống và 10 – 12 mái, ổ gà đẻ phải được lót bằng rơm hoặc trấu, thức ăn là cám gạo, ngô xoay nhuyễn; sau 4 tuần tuổi nuôi, bắt đầu thả gà ra vườn lúc mặt trời mọc, ngày đầu thả khoảng 2 tiếng về sau tăng dần, trước khi bán 10 – 15 ngày vỗ béo gà bằng cách cho ăn tự do bằng thức ăn tổng hợp tấm hoặc ngô vàng. Khi nuôi phải rào lưới xung quanh để tránh thất thoát.

Ông Toái cho biết, gà rừng khi đã thuần chủng đẻ trứng rất nhiều, khả năng ấp trứng tốt, nhân giống nhanh, mỗi lứa một gà mái đẻ từ 8 - 10 trứng. Một cặp gà rừng giống giá bán khoảng 500.000 đồng/60 ngày tuổi. Gà trưởng thành trọng lượng 1 - 1,1kg/con, giá gà trống thịt 200.000 – 300.000 đồng/con, gà mái 150.000 – 250.000 đồng/con. So với gà ta hiện nay trên thị trường (80.000 - 95.000 đồng/kg), lợi ích mang lại từ gà rừng cao hơn so với gà ta. Hiện nay, số lượng gà rừng không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ.

Rời trang trại mà ông vẫn chưa ngớt khoe “Đã có một số người từ Huế điện thoại vào đặt hàng". Ông Toái còn cười và nói, gà rừng nuôi kẻ trộm không bắt được vì thường ngủ trên các đọt cây... Nhờ thuần hóa gà rừng thành công mà ông Toái vừa đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi sáng tạo khoa kỹ thuật của tỉnh tổ chức.


Có thể bạn quan tâm

Phòng Bệnh Tổng Hợp Cho Thủy Sản Nuôi Trong Mùa Hè Phòng Bệnh Tổng Hợp Cho Thủy Sản Nuôi Trong Mùa Hè

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

23/11/2013
Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

23/11/2013
Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

24/11/2013
Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

24/11/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

24/11/2013