Lão nông làm máy chế biến nữ hoàng quả khô mắc ca

Ông Trị cho biết: “Thời gian gần đây, thấy người dân Tây Nguyên trồng thí điểm thành công cây mắc ca, đặc biệt khi Ban chỉ đạo Tây Nguyên có nhiều chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ nhà nông trồng mắc ca, đưa loại cây này thành một cây trồng chủ lực của vùng, tôi đã suy nghĩ mình phải tạo ra các loại máy chế biến để sau khi bà con mình khi thu hoạch có thể chế biến thành thương phẩm ngay. Như vậy thì giá trị của quả mắc ca mới đẩy lên cao, sản phẩm cũng dễ tiêu thụ hơn.
Do có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sáng chế máy nông cơ nên quá trình sáng chế, lắp ráp hệ thống máy chế biến quả mắc ca đối với ông không khó. Ông Trị chia sẻ: “Từ lúc có ý tưởng đến lúc triển khai thực hiện và hoàn thành máy tách vỏ xanh mắc ca chỉ mất đúng nửa tháng. Còn máy tách vỏ cứng hạt mắc ca và máy sấy đang được triển khai thực hiện và chỉ trong khoảng hơn một tuần nữa sẽ hoàn thành”.
Cơ chế hoạt động của máy tách vỏ xanh quả mắc ca cũng khá đơn giản: Khi quả được cho vào phễu, bật cầu dao điện, mô tơ sẽ chạy sẽ kéo guồng xoay bên trong hoạt động, quả mắc ca từ từ trên phễu chảy xuống những guồng xoay có nhiều lá xoắn, khi quay sẽ tạo ra ma sát để tách lớp vỏ ngoài, sau đó cả vỏ và hạt cùng được đẩy ra bộ phận sàng, tách biệt lớp vỏ và hạt đi ra hai lối khác nhau.
Máy bóc vỏ ngoài quả mắc ca của ông Trị có kết cấu gọn nhẹ, dễ di chuyển, phù hợp với mô hình sản xuất hộ gia đình, công suất 3 tạ quả/giờ. Tất cả các bộ phận của máy đều được ông sáng chế từ các thiết bị sản xuất trong nước. Sau khi lắp ráp xong, ông đã đem máy đến một số gia đình trồng mắc ca tại huyện Lâm Hà, Đơn Dương cho chạy thử. Kết quả máy hoạt động rất tốt, tất cả các quả đều được bóc sạch lớp vỏ, bất kể quả to hay nhỏ.
Ông Trị chia sẻ thêm: “Sở dĩ tôi quyết định chế tạo máy công suất vừa phải, là để phù hợp với mô hình sản xuất mắc ca hộ gia đình, bởi mắc ca là cây mới được đưa vào trồng, bắt đầu phổ biến tại Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Vừa làm vừa thử nghiệm, khi nào người dân trồng loại cây này phổ biến, quy mô hơn, nhu cầu sử dụng máy cao hơn, tôi sẽ cho nâng cấp dây chuyền bóc, tách, sấy mắc ca lên quy mô lớn hơn. Hiện mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được bán ra thị trường với giá chỉ khoảng 14 triệu đồng”.
Hiện nay ông Trị đã nhận được khá nhiều hợp đồng của nông dân đặt hàng sản xuất dây chuyền bóc, tách vỏ và sấy khô quả mắc ca.
Ông Lê Thanh Trị được mệnh danh là “vua sáng chế” vì đã cho ra đời 28 loại máy nông cơ phục vụ trên khắp đồng ruộng việt Nam, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (Malaysia, Thái Lan, Indonesia…). Các sản phẩm của ông trị đạt gần 20 giải thưởng về cơ khí trong nước và khu vực ASEAN.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết khô hạn do hiện tượng El Nino và lượng gạo tồn kho giảm có thể sẽ đẩy giá gạo tăng cao trong những tháng sắp tới, đảo ngược xu hướng giảm liên tục trong mấy năm qua - tờ Wall Street Journal cho hay.

Đồng Nai không thiếu các mô hình sản xuất, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP… Mục tiêu của nông dân khi ứng dụng những mô hình sản xuất an toàn này là để sản phẩm đủ điều kiện vào kênh siêu thị.
Do ảnh hưởng của thời tiết thất thường, nhất là những đợt mưa lớn kéo dài trong tháng 9 khiến nhiều vùng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giảm mạnh về sản lượng khiến cung không đủ cầu.

Đó là chia sẻ, góp ý của Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Nguyễn Hữu Tài xung quanh giải pháp nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trên chè thời gian vừa qua.

Thời gian gần đây, dư luận trong cả nước đang nóng lên chuyện tranh cãi giữa một số doanh nghiệp và các địa phương cũng như giữa cơ quan quản lí Nhà nước với doanh nghiệp xung quanh chủ trương hạn chế cũng như khuyến cáo việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.