Lao Đao Vì... Nuôi Ngao

Chưa hết “sốc” vì ngao chết, rồi rớt giá, những người nuôi ngao ở các xã: Minh Lộc, Hải Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc (huyện Hậu Lộc)... lại lao đao vì phải hứng chịu hậu quả cơn bão số 6 vừa qua.
Chúng tôi về thăm xã Đa Lộc ngay những ngày sau bão, từng đống ngao nằm ngổn ngang do bão dồn lại; chòi canh, vây... thì tan nát. Tại khu vực nuôi ngao của gia đình anh Vũ Văn Trọng – (thôn Đông Thành, xã Đa Lộc) tận mắt chứng kiến cảnh ngao chết chất từng đống, chúng tôi mới biết người nuôi ngao đang lo lắng, hoang mang thực sự.
Đứng giữa cánh đồng ngao trơ vài cái cọc, vây... và một ít ngao chết còn sót lại, anh Trọng ngao ngán: “Để có vốn nuôi ngao, ngoài số tiền tiết kiệm ít ỏi, gia đình tôi đã phải cầm cố nhà c?ửa để vay vốn ngân hàng. Thế nhưng, chưa thu được đồng nào thì cơn bão số 6 ập đến. Do sóng to, gió lớn khiến một số ngao bị dồn lại thành đống rồi chết, còn phần lớn thì bị trôi ra biển. Tiền trả lãi ngân hàng, tiền nuôi 3 đứa con ăn học, tiền trả lương cho nhân công, tiền thuê đất bãi... đều trông chờ vào số ngao này. Không biết rồi đây gia đình tôi phải xoay xở ra sao nữa?”.
Đang cố gắng mót những con ngao còn sống, anh Mai Xuân Thiều (thôn Minh Thịnh, xã Minh Lộc) tâm sự: “Ngoài 3ha diện tích ngao ở xã Minh Lộc, năm 2010, gia đình tôi còn thầu 21 ha ở huyện Nga Sơn, nhưng do vốn ít nên mới đầu tư nuôi được 8ha ngao với tổng số vốn trên 3 tỷ. Cơn bão đến nhanh quá kiến người dân không kịp trở tay. Vậy là bao nhiêu vốn liếng chỉ sau một đêm đều cuốn phăng ra biển. Nếu không có những hỗ trợ kịp thời từ các cấp, các ngành thì người dân chúng tôi không thể bám nghề được nữa”.
Không chỉ riêng gia đình anh Trọng, anh Thiều hay chị Oanh mà hàng trăm hộ dân nuôi ngao ở Hậu Lộc đều thiệt hại nặng nề từ cơn bão. Nhiều hộ dân ở các xã này còn thuê đất nuôi ngao ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) cũng đều bị mất trắng. Từ khi cơn bão đi qua, nhiều hộ nuôi ngao như ngồi trên đống lửa bởi những chi phí đã bỏ ra như phí thuê đất, tiền nhân công, tiền giống, công chăm sóc, lãi ngân hàng... Nguy cơ mất trắng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ông Vũ Ngọc Toản – Phó phòng Nông nghiệp UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang cho kiểm tra, rà soát con số thiệt hại cụ thể để có những phương án hỗ trợ hoặc chính sách miễn giảm hợp lý cho người nuôi ngao”.
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội có nhiều loại trái cây đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn muộn Đại Thành, thanh long ruột đỏ... Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân từ các tỉnh, thành phố tìm đến Thủ đô mua các loại giống cây ăn quả để phát triển ở địa phương. Thành phố đang đẩy mạnh công tác bình tuyển cây đầu dòng, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng cây ăn quả của Thủ đô và cung cấp cho thị trường các tỉnh.

Trên địa bàn Tây Nguyên hiện có 7 doanh nghiệp chuyên trồng và chế biến mủ cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Do thời tiết trong quý III năm nay không thuận, mưa nhiều nên một số diện tích cao su bị rụng lá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng mủ cao su.

Ba năm qua (2010 - 2013), TP. Hà Nội đã xây dựng được 109 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 12 huyện ngoại thành với quy mô 18.670ha, trên 127.000 hộ tham gia sản xuất.

Được biết, cây nha đam bắt đầu được trồng ở tỉnh từ khoảng năm 2002. Đến nay, tổng diện tích nha đam toàn tỉnh trên 260 ha, tập trung chủ yếu ở 2 phường Văn Hải và Mỹ Bình (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm).

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân và ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã triển khai thí điểm trồng rau trái vụ tại một số huyện ngoại thành. Các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng sản xuất mới, giúp các địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí nông thôn mới.