Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lao Đao Vì... Nuôi Ngao

Lao Đao Vì... Nuôi Ngao
Ngày đăng: 17/08/2013

Chưa hết “sốc” vì ngao chết, rồi rớt giá, những người nuôi ngao ở các xã: Minh Lộc, Hải Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc (huyện Hậu Lộc)... lại lao đao vì phải hứng chịu hậu quả cơn bão số 6 vừa qua.

Chúng tôi về thăm xã Đa Lộc ngay những ngày sau bão, từng đống ngao nằm ngổn ngang do bão dồn lại; chòi canh, vây... thì tan nát. Tại khu vực nuôi ngao của gia đình anh Vũ Văn Trọng – (thôn Đông Thành, xã Đa Lộc) tận mắt chứng kiến cảnh ngao chết chất từng đống, chúng tôi mới biết người nuôi ngao đang lo lắng, hoang mang thực sự.

Đứng giữa cánh đồng ngao trơ vài cái cọc, vây... và một ít ngao chết còn sót lại, anh Trọng ngao ngán: “Để có vốn nuôi ngao, ngoài số tiền tiết kiệm ít ỏi, gia đình tôi đã phải cầm cố nhà c?ửa để vay vốn ngân hàng. Thế nhưng, chưa thu được đồng nào thì cơn bão số 6 ập đến. Do sóng to, gió lớn khiến một số ngao bị dồn lại thành đống rồi chết, còn phần lớn thì bị trôi ra biển. Tiền trả lãi ngân hàng, tiền nuôi 3 đứa con ăn học, tiền trả lương cho nhân công, tiền thuê đất bãi... đều trông chờ vào số ngao này. Không biết rồi đây gia đình tôi phải xoay xở ra sao nữa?”.

Đang cố gắng mót những con ngao còn sống, anh Mai Xuân Thiều (thôn Minh Thịnh, xã Minh Lộc) tâm sự: “Ngoài 3ha diện tích ngao ở xã Minh Lộc, năm 2010, gia đình tôi còn thầu 21 ha ở huyện Nga Sơn, nhưng do vốn ít nên mới đầu tư nuôi được 8ha ngao với tổng số vốn trên 3 tỷ. Cơn bão đến nhanh quá kiến người dân không kịp trở tay. Vậy là bao nhiêu vốn liếng chỉ sau một đêm đều cuốn phăng ra biển. Nếu không có những hỗ trợ kịp thời từ các cấp, các ngành thì người dân chúng tôi không thể bám nghề được nữa”.

Không chỉ riêng gia đình anh Trọng, anh Thiều hay chị Oanh mà hàng trăm hộ dân nuôi ngao ở Hậu Lộc đều thiệt hại nặng nề từ cơn bão. Nhiều hộ dân ở các xã này còn thuê đất nuôi ngao ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) cũng đều bị mất trắng. Từ khi cơn bão đi qua, nhiều hộ nuôi ngao như ngồi trên đống lửa bởi những chi phí đã bỏ ra như phí thuê đất, tiền nhân công, tiền giống, công chăm sóc, lãi ngân hàng... Nguy cơ mất trắng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Ông Vũ Ngọc Toản – Phó phòng Nông nghiệp UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang cho kiểm tra, rà soát con số thiệt hại cụ thể để có những phương án hỗ trợ hoặc chính sách miễn giảm hợp lý cho người nuôi ngao”.


Có thể bạn quan tâm

Gà Mỹ nhập vào Việt Nam có giá rẻ không tưởng Gà Mỹ nhập vào Việt Nam có giá rẻ không tưởng

Ngày 30.9, ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết: Hội đang phối hợp với các ngành chức năng hoàn thiện hồ sơ khởi kiện thịt gà Mỹ bán phá giá khiến ngành chăn nuôi đứng trước nguy cơ đóng cửa hàng loạt.

01/10/2015
Hội thảo thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Ấn Độ Hội thảo thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 29/9, hội thảo “Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Ấn Độ,” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

01/10/2015
Giá cà phê trong nước ngày 30/09/2015 tăng trở lại 600 ngàn đồng/tấn Giá cà phê trong nước ngày 30/09/2015 tăng trở lại 600 ngàn đồng/tấn

Hôm (30/09), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều quay đầu tăng trở lại. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 11/15 tăng 28 USD/tấn hay +1,81% lên mức 1.576 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 22 - 27 USD/tấn.

01/10/2015
Giá cá tra dao động theo chiều hướng giảm Giá cá tra dao động theo chiều hướng giảm

Theo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, giá cá tra nguyên liệu trong 9 tháng năm 2015 thường thấp hơn giá thành và dao động theo chiều hướng giảm.

01/10/2015
Giá cà phê trong nước ngày 01/10/2015 giảm trở lại 400 ngàn đồng/tấn Giá cà phê trong nước ngày 01/10/2015 giảm trở lại 400 ngàn đồng/tấn

Hôm nay (01/10) - là Ngày cà phê quốc tế lần thứ nhất được tổ chức bởi ICO, giá cà phê tại thị trường Việt Nam giảm trở lại, trong khi đó giá cà phê thế giới trên hai sàn ICE và Liffe diễn biến trái chiều nhau.

01/10/2015