Lao Đao Nghề Nuôi Cá Chẽm

Hiện người nuôi cá chẽm ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa) đang điêu đứng vì giá cá thương phẩm rớt thê thảm khiến họ bị thua lỗ.
Ngư dân Nguyễn Tuấn, tổ dân phố Khánh Cam 1, phường Ba Ngòi (TP Cam Ranh), một người nuôi cá chẽm ở khu vực Trà Long 1 cho biết, từ đầu năm đến nay, giá cá chẽm thương phẩm rớt thê thảm, hiện chỉ còn từ 46 - 48 ngàn đồng/kg, giảm hơn nửa so với năm ngoái khiến người nuôi thua lỗ. Như gia đình ông với 3 ao nuôi, với tổng diện tích khoảng 5.000m2, năm ngoái thả 8.000 con thu được 5 tấn, bán với giá từ 80.000 - 100.000 đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi từ 25 - 30 ngàn đ/kg. Còn năm nay ông cũng nuôi chừng ấy, nhưng do chi phí đầu tư cao, giá cá lại thấp nên thu hoạch bị thua lỗ gần 100 triệu đồng.
“Vụ này để nuôi được 1 kg cá chẽm người nuôi phải đầu tư chi phí thức ăn mất từ 40-60 ngàn đồng, chưa kể các chi phí khác. Với giá cá thương phẩm như hiện nay thì hầu như bà con đều thua lỗ”, ông Tuấn nói.
Cách hộ ông Tuấn không xa, gia đình ông Bùi Thanh Tiên, người cùng phường đang điêu đứng, vì cá đến thời kỳ xuất bán nhưng chưa bán được. Ông Tiên than vãn: “Gia đình tôi có 4 sào ao nuôi cá chẽm. Năm ngoái thả 10.000 con, do trong quá trình nuôi bị hao hụt hơn nửa nên chỉ thu được 3,5 tấn, bán với giá 96.000 đ/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi hơn 100 triệu đồng. Vậy mà năm nay tôi cũng nuôi chừng ấy, hiện cá đã đạt trọng lượng từ 1,5 - 2 kg/con tương đương khoảng 7 - 8 tấn, nhưng chưa có thương lái hỏi mua”.
Ông Tiên nhẩm tính, với giá cá thấp như hiện nay nếu gia đình ông xuất bán thời điểm này thì phải chịu thua lỗ hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, do cá chưa bán được cho nên ông buộc cho cá ăn cầm hơi, cứ 2 ngày cho cá ăn 1 lần, mỗi lần tốn 4,5 tạ cá mồi, với giá từ 9.000 - 10.000 đ/kg.
Tương tự, người cá chẽm tại phường Cam Linh cũng đang chán chường vì tình trạng cá chẽm rớt giá lại khó bán như. Qua tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù giá cá thấp thế nhưng có hộ chấp nhận thua lỗ để bán đổ bán tháo. Anh Trần Văn Sơn, tổ dân phố Đá Bạc vừa mới xuất bán 5 tấn cá, bán với giá 48 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí anh lỗ 15 ngàn đồng/kg. Giọng anh Sơn buồn rầu cho biết: “Cá đã nuôi hơn 15 tháng, đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,5 kg/con, nếu không bán thì mỗi ngày phải tốn tiền thức ăn từ 3 - 4 triệu đồng/ngày. Bán cá để lấy ít vốn đầu tư đối tượng khác còn hơn nuôi mà không biết giá cá sắp tới sẽ tăng hay tiếp tục giảm”.
Trao đổi với PV NNVN, ông Phạm Huy Trường, Trưởng trạm Nuôi trồng Thuỷ sản Cam Ranh cho biết: Hiện diện tích cá chẽm đang đến thời kỳ xuất bán nhưng chưa bán được khoảng 80 ha, với hàng ngàn tấn cá bị tồn đọng, trong đó chưa kể khoảng 25 ha cá đang trong thời kỳ chuẩn bị xuất bán. Nguyên nhân cá bị tồn đọng là do giá cá thương phẩm rớt giá thê thảm và tiêu thụ chậm.
Cá thương phẩm không tiêu thụ được, nhiều trại SX giống trên địa bàn hiện cũng đã ngừng hoạt động do không bán được giống.
BOX: Bà Trần Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Khánh Hòa cho biết: Cá chẽm chủ yếu XK sang thị trường Mỹ, Úc và các nước Châu u. Tuy nhiên, năm nay do các nhà máy chế biến thuỷ sản XK giảm số lượng các đơn đặt hàng khiến giá cá xuống thấp.
Có thể bạn quan tâm

XK tôm của Honduras đạt 9 triệu USD trong tháng 1/2015, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2014. Theo một báo cáo của Ngân hàng Trung ương Honduras (BCH) sự sụt giảm này là do giá tôm giảm 6,8%. Khối lượng tôm XK cũng giảm 1%.

Các nhà chế biến châu Âu không được hưởng lợi từ việc giảm giá tôm chân trắng do sự suy yếu của đồng euro. "Tác động tiền tệ là rất lớn, nó là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi vì mua bằng đô la Mỹ nhưng bán bằng đồng euro khiến giá bán sẽ cao hơn", Giám đốc một công ty chế biến tôm tại Tây Âu cho biết.

Tuy khối lượng giảm nhưng giá trị NK cá tra vào Mỹ vẫn giữ ổn định. Trong 2 tháng đầu năm, Mỹ NK 21.269 tấn cá tra , giảm 10,4% so với mức 23.740 tấn của cùng kỳ năm trước. Giá trị NK khá ổn định ở mức 74,24 triệu USD, so với mức 74,25 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Không như thị trường Mỹ, nhu cầu cá rô phi tại EU vẫn ở mức thấp và không có dấu hiệu tăng lên. Có một thời cá chẽm lên ngôi, sau đó là cá tra và từ đó đến nay, cá rô phi chưa được coi trọng tại thị trường này. Hiện nay, nhu cầu cá tuyết cod tăng lên, do đó, vị thế của loài cá này càng bị lu mờ. Ngoài Ragal Springs, các công ty khác đều không tập trung vào loài cá này.

Sản lượng cá ngừ vằn, cá ngừ vây dài và cá ngừ mắt to khai thác đang tăng lên với tốc độ khoảng một triệu tấn sau 10 năm.