Lào Cai Thông Đường Xuất Khẩu Nông Sản

Xuất khẩu (XK) hàng nông sản qua các cửa khẩu ở Lào Cai hiện đang gặp không ít khó khăn mặc dù các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp (DN) hoạt động.
Hàng Việt xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai
Xuất khẩu giảm
Theo số liệu của Cục Hải quan Lào Cai, kim ngạch XK hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lào Cai (không tính tiểu ngạch biên giới) trong tháng 8 ước khoảng 44,9 triệu USD, giảm 53% so với tháng 7 (ước đạt 110,1 triệu USD).
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, lãnh đạo Sở Công Thương Lào Cai cho biết, XK hàng nông sản sang Trung Quốc (đường, gạo, cao su, cà phê, chuối, thanh long…) hiện nay đang gặp không ít khó khăn, một số mặt hàng XK chính có dấu hiệu suy giảm mạnh. Đơn cử, trong tháng 8, kim ngạch XK gạo giảm khoảng 47%, kim ngạch XK đường giảm khoảng 23,5% so với tháng 7…
Nguyên nhân do Trung Quốc siết chặt quản lý các mặt hàng XNK biên giới; hạ tầng cửa khẩu còn nhiều bất cập dẫn đến quá tải, năng lực thông quan hạn chế; tính liên kết của DN yếu, cạnh tranh giao nhận, bốc xếp hàng hóa chưa lành mạnh...
Ngoài ra, kim ngạch XK giảm còn do vướng mắc trong thanh toán. Ông Nguyễn Đức Thu- Chi cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai- thông tin: Hiện đối tác Trung Quốc nợ khá nhiều tiền hàng của DN Việt Nam, trong đó có DN XK sắn bị nợ tới hàng chục tỷ đồng.
Tiềm lực tài chính DN Việt Nam có hạn, muốn XK thêm hàng cũng khó và thiếu vốn để hoạt động nếu đối tác Trung Quốc tiếp tục nợ hoặc chậm thanh toán. Một số mặt hàng nông sản có thể XK nhiều như thanh long, vải thiều, chuối… đến nay Trung Quốc đã tự sản xuất nên nhu cầu NK giảm.
Theo Sở Công Thương Lào Cai, 8 tháng đầu năm 2014, kim ngạch XNK và mua bán hàng hóa qua biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai khoảng 1,384 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2013.
Ưu tiên xuất khẩu nông sản
Có ý kiến cho rằng, việc Lào Cai cấp phép cho một số DN hoạt động tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Bản Vược và Mường Khương vào tháng 6/2014 trong khi đường sá, bến bãi chật hẹp, công tác điều tiết kém hiệu quả đã làm gia tăng ách tắc vận chuyển, quá tải.
Ngày 22/8/2014, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định cho tạm dừng hoạt động tạm nhập tái xuất, phần nào giúp cho XK nông sản qua Lào Cai giảm bớt khó khăn, nhất là mặt hàng đường. Chẳng hạn, trước thời điểm ngày 22/8, Công ty Nghĩa Anh tồn kho khoảng 4.000 tấn đường, từ đó đến nay đã xuất được khoảng 3.000 tấn…
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên cũng như ý kiến phản hồi từ ngành Công Thương và Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, kể từ khi tỉnh cho tạm dừng hoạt động tạm nhập tái xuất đến nay, tốc độ XK các mặt hàng nông sản qua địa bàn vẫn chậm.
Dự kiến sắp tới, tỉnh sẽ có cơ chế điều tiết XK và tái xuất khẩu theo hướng dành đường riêng cho XK nông sản. Cùng với việc khắc phục yếu kém về hạ tầng, các lực lượng chức năng sẽ trực đến 22- 23 giờ để giải quyết thủ tục cho DN. Bên cạnh đó, các DN phải tích cực trao đổi thông tin với cơ quan chức năng để nắm diễn biến hoạt động ở cửa khẩu, đăng ký lượng hàng và tập kết tại nơi quy định để cơ quan chức năng điều tiết phương tiện và hàng hóa đưa lên cửa khẩu vào thời điểm thích hợp nhằm tránh ách tắc, quá tải, bảo đảm cho hoạt động XK nông sản thuận lợi và tạo điều kiện cho các DN tạm nhập tái xuất.
Có thể bạn quan tâm

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.