Lào Cai khảo nghiệm mô hình sản xuất giống ngô chuyển gen

Theo đó, mỗi huyện chọn 1 điểm để khảo nghiệm với diện tích 2.000 m2/điểm, sử dụng các giống ngô chuyển gen: DK6818R, DK6818S, DK6919R và DK6919S do Công ty TNHH Dekalb Việt Nam cung cấp.
Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Công ty TNHH Dekalb Việt Nam ký kết hợp đồng kinh tế đối với từng hộ hoặc nhóm hộ sản xuất để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp; có sự giám sát chặt chẽ của Chi cục Bảo vệ thực vật, phòng nông nghiệp, phòng kinh tế huyện và các xã thực hiện mô hình.
Việc triển khai thành công mô hình sản xuất giống ngô chuyển gen sẽ giúp ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh có căn cứ chỉ đạo cơ cấu giống ngô phục vụ gieo trồng.
Được biết, các giống ngô chuyển gen có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và khả năng chịu hạn cao.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, cảng cá Quy Nhơn luôn ở trong tình trạng quá tải, khiến cho tàu thuyền của ngư dân ra vào cảng cá gặp rất nhiều khó khăn; việc neo đậu tàu thuyền để bán sản phẩm và lấy tổn để mở chuyến biển mới cũng không phải là chuyện dễ…

Trong 3 năm thực hiện mô hình, dự án, hoạt động dạy nghề, hỗ trợ việc làm giai đoạn 2011-2013, 7 xã ngoại thành của TP Cà Mau có nhiều nông dân được đầu tư các dự án trồng hoa màu, rau an toàn, ruộng lúa bờ hoa, lúa trên đất nuôi tôm, nuôi cá chình, bống tượng,… Có hơn 600 hộ vươn lên khá giàu, hơn 300 hộ thoát nghèo.

Từ Lâm Đồng đến Cà Mau lập nghiệp, với đôi bàn tay trắng, hiện nay ông Phan Trung Tâm, cư ngụ tại ấp 3, thị trấn Trần Văn Thời sở hữu hơn 5 ha đất chuyên trồng hoa màu cho năng suất cao.

Trong những ngày này, bà con nông dân TP Cà Mau tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương cải tạo ao đầm để bước vào mùa nuôi tôm chính vụ.

Xã Tam Giang Tây những năm gần đây được đánh giá cao về công tác hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo. Với những cách làm hiệu quả cùng với ý thức, những hộ nghèo không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước mà tự phấn đấu vươn lên nên đời sống của những hộ dân sau khi được giúp đỡ ngày càng phát triển hơn.