Lào Cai khảo nghiệm mô hình sản xuất giống ngô chuyển gen

Theo đó, mỗi huyện chọn 1 điểm để khảo nghiệm với diện tích 2.000 m2/điểm, sử dụng các giống ngô chuyển gen: DK6818R, DK6818S, DK6919R và DK6919S do Công ty TNHH Dekalb Việt Nam cung cấp.
Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Công ty TNHH Dekalb Việt Nam ký kết hợp đồng kinh tế đối với từng hộ hoặc nhóm hộ sản xuất để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp; có sự giám sát chặt chẽ của Chi cục Bảo vệ thực vật, phòng nông nghiệp, phòng kinh tế huyện và các xã thực hiện mô hình.
Việc triển khai thành công mô hình sản xuất giống ngô chuyển gen sẽ giúp ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh có căn cứ chỉ đạo cơ cấu giống ngô phục vụ gieo trồng.
Được biết, các giống ngô chuyển gen có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và khả năng chịu hạn cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, năm 2014 tỉnh Ninh Bình phấn đấu nuôi trồng trên 11 nghìn ha thuỷ sản. Để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, ngay từ đầu năm, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất lúa và cây màu vụ đông xuân, bà con nông dân trong tỉnh đang tích cực cải tạo ao, đầm, lấy nước và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết khác cho vụ sản xuất mới.

Từ năm 1990 đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 2, còn sản lượng tăng hơn 3 lần. Đây sẽ là mục tiêu được ngành Thuỷ sản ưu tiên phát triển trong thời gian tới.

Ngày 18/2, tại Ninh Thuận đã diễn ra Hội nghị Giao ban kế hoạch sản xuất và Quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục thủy sản tổ chức.

Hôm chúng tôi đến đúng vào lúc anh Hôn (Nguyễn Văn Hôn), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) hàu lồng xã Đất Mũi (Cà Mau) thả đợt giống hàu mới. Anh Hôn trải lòng về ý tưởng và tâm huyết của mình đối với nghề nuôi hàu lồng.

Dịch bệnh hoành hành, sức tiêu dùng sản phẩm thịt nội địa trong nước thấp, thịt nhập khẩu tăng… khiến tốc độ tăng trưởng sản lượng thức ăn chăn nuôi (TACN) năm nay có dấu hiệu chững lại.