Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãng phí cây xanh chống sạt lở bờ sông

Lãng phí cây xanh chống sạt lở bờ sông
Ngày đăng: 29/07/2015

Trồng xuống lại bị chặt đi

Từ năm 2011 – 2013, thành phố đã tổ chức trồng hàng loạt cây xanh trong Chương trình trồng 500.000 cây xanh chống sạt lở ven bờ sông, kênh rạch tại 7 địa phương là: Quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn.

Thế nhưng theo ghi nhận thực tế của phóng viên tại rạch Ụ Ghẹ (phường Tam Phú, quận Thủ Đức) - nơi trước đây từng được thí điểm trồng cây xanh bảo vệ bờ bao thì hiện tại cây xanh rất thưa thớt. Dọc theo bờ kênh này dễ dàng thấy nhiều cây tràm to bằng cổ chân bị chặt bỏ chỉ còn trơ lại gốc. Một số người dân ngụ Khu phố 2 cho biết, trước đây khi làm bờ bao bê tông, đơn vị thi công đã cắt bớt một số gốc cây đi để có mặt bằng thi công và thỉnh thoảng cũng có người dân chặt cây mang về làm việc riêng.

Cách đó không xa tại khu vực bờ bao Rạch Đỉa, Vàm Thuật, Cầu Chùa (phường 28, quận Bình Thạnh)  - cũng từng là nơi  trồng thí điểm cây xanh bảo vệ bờ bao - giờ những cây tràm trồng ven bờ còn lại cũng rất ít. “Ở đây có nhiều đất bỏ hoang, cây trồng xuống không người trông coi nên phần thì bị chết, phần thì cây lớn lên bị chặt”- anh Lê Văn Nghĩa, một người dân sống ở đây cho biết.

Giải pháp tốt, thực hiện kém

Trong khi đó, theo đánh giá của một số nhà khoa học, với hệ thống bờ bao sông, kênh, rạch chằng chịt (gần 1.000km) của thành phố có thể thực hiện nhiều loại công trình bờ bao khác nhau để phòng tránh thiệt hại triều cường, chống sạt lở. Trong đó, cần tận dụng cây bản địa để bảo vệ bờ bao.

Tại những địa phương có nhiều bờ bao xung yếu như Thủ Đức, quận 12, Hóc Môn,…có thể trồng được các loại cây có tác dụng bảo vệ bờ bao gồm: Bần chua, dừa nước, gáo vàng, nhạc ngựa, tràm chua để bảo vệ bờ. Thậm chí, kể cả những nơi có các công trình bờ bao kiên cố cũng cần có mảng xanh ở vòng ngoài nhưng hiện phần lớn đều trơ trọi khiến cho khu vực bờ bao luôn có nguy cơ sạt lở.

Trao đổi với chúng tôi, TS Kiều Tuấn Đạt - Viện phó Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu một số loài cây bản địa phòng chống sạt lở ven sông rạch ở huyện Nhà Bè (TP.HCM) cho rằng, nhiều khu vực của thành phố có thể thực hiện tốt việc trồng cây phòng chống sạt lở, triều cường. Ông dẫn chứng điển hình như tại Nhà Bè khi thực hiện đề án với việc trồng 2 vành đai cây xanh (trên bờ trồng tràm, dưới nước trồng bần) sau một năm đã thấy hiệu quả rõ rệt khi cây phát triển tốt. Đến nay, sau 4 năm thực hiện trong phạm vi dự án không còn lo sạt lở.  TS Đạt cho biết, đề án trồng 500.000 cây xanh trước đây thành phố thực hiện đã không được quản lý bảo vệ tốt nên không mang lại hiệu quả.

Cũng theo TS Đạt, việc trồng cây bảo vệ bờ bao chỉ mất khoảng 180 triệu đồng/km, bằng một phần nhỏ so với việc làm kè cứng, nhưng hiệu quả lớn nhất mà nó mang lại đó là giúp bảo vệ môi trường. Vì vậy, ông lưu ý thành phố cần phải có giải pháp giữ lại và bảo vệ cây xanh tại bờ bao kênh, rạch cho tốt, kể cả những nơi đang có công trình bờ bao kiên cố.  


Có thể bạn quan tâm

Ngành Nuôi Cá Tra Sẽ Chết Nếu Cứ Mạnh Ai Nấy Làm Ngành Nuôi Cá Tra Sẽ Chết Nếu Cứ Mạnh Ai Nấy Làm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.

29/08/2013
Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Trên Thế Giới Và Việt Nam Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Trên Thế Giới Và Việt Nam

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

31/08/2013
Giá Cá Thác Lác Cườm Tăng Cao Giá Cá Thác Lác Cườm Tăng Cao

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.

31/08/2013
Trồng Hành Lợi Nhuận Trên 12 Triệu Đồng/công Trồng Hành Lợi Nhuận Trên 12 Triệu Đồng/công

Nông dân xã Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang) đạt lợi nhuận cao từ mô hình trồng hành. Anh Lê Văn Hoàng, ngụ ấp Thạnh Hòa cho biết, gia đình trồng 2 công hành, năng suất gần tấn/công, bán với giá 7.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi 12 triệu đồng/công.

31/08/2013
Trồng Thử Nghiệm Giống Lúa Thảo Dược Vĩnh Hòa 1 Trồng Thử Nghiệm Giống Lúa Thảo Dược Vĩnh Hòa 1

Anh Trần Thanh Phương (chủ cơ sở sản xuất - thương mại gạo Hạt Ngọc An Giang tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) cho biết: Giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 do anh trồng thử nghiệm tại ấp An Hòa, xã An Hòa (Châu Thành) trong vụ hè thu 2013 vừa thu hoạch đạt năng suất 600 kg/công (1.000m2), bán lúa khô giá 9.000 đồng/kg, lãi 3 triệu đồng/công. Theo anh Phương, giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (dòng F1) do anh mua của Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) 2,5kg về gieo mạ và cấy 2.500m2 tại Châu Thành. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này (vụ hè thu) là 115 ngày, cách chăm sóc gần giống như giống lúa OM 6976, lúa kháng bệnh tốt, kháng rầy nâu, bệnh cháy lá và đạo ôn... Do thời gian sinh trưởng hơi dài ngày nên anh không trồng vụ thu đông mà tiếp tục xin phép trồng thử nghiệm tiếp vụ đông xuân 2013 - 2014 tới. Nếu thành công trong vụ đông xuân, anh sẽ tổ chức sản xuất lúa hàng hóa, bởi được Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cung ứng giống và bao tiêu lúa hàng hóa với

31/08/2013