Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làng Nấm Được Tiếp Sức

Làng Nấm Được Tiếp Sức
Ngày đăng: 14/05/2012

Với 500 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay, các hộ trồng nấm ăn và nấm dược liệu xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên đã có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.

Dự án sản xuất, tiêu thụ nấm ăn và nấm dược liệu do Hội ND tỉnh Thái Nguyên thực hiện ở xã Động Đạt. 17 hộ trồng nấm được vay vốn Quỹ HTND, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng trong 24 tháng.

Mở rộng sản xuất

Chúng tôi tới thăm cơ sở trồng nấm của gia đình chị Nguyễn Thị Lý ở xóm Cây Châm - một trong những người đi đầu trong nghề trồng nấm ở huyện Phú Lương. Chị Lý cho hay: "Muốn đầu tư trồng nấm phải có nhiều vốn, khâu chuẩn bị phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao như nhà lạnh, lò hấp sấy, sàn ươm sợi.

Một số hộ trồng nấm chúng tôi đã liên kết với nhau, nhưng số vốn cũng chẳng đáng là bao. Được Quỹ HTND cho vay mỗi hộ 30 triệu đồng, lãi suất chỉ 0,8%/tháng, chúng tôi đã có tiền để đầu tư mở rộng cơ sở trồng nấm".

Cơ sở sản xuất nấm của gia đình chị Lý có diện tích 1.000m2, trước đây chị trồng hoa tuy lip nhưng khí hậu và đất đai không phù hợp nên chị chuyển sang trồng nấm linh chi, nấm sò, mộc nhĩ. Năm 2010, với giá bán 500.000 đồng/kg nấm linh chi khô, 30.000 đồng/kg nấm sò, mộc nhĩ, trừ tất cả các chi phí, chị vẫn còn 200 triệu đồng.

"Cũng như các nông sản khác, giá nấm có lúc cao lúc thấp, nhưng trồng nấm không tốn diện tích và nếu chẳng may bị lỗ thì không nhiều như trồng hoa. Mùa đông là mùa ăn lẩu, có ngày gia đình tôi tiêu thụ tới 200kg nấm các loại" - chị Lý tiết lộ.

Anh Bùi Đức Vinh ở xóm Cây Châm - một trong những hộ tham gia tổ liên kết trồng nấm, cho biết: "Trước đây, nhà tôi làm ruộng và chăn nuôi. Thấy trồng nấm hiệu quả cao, vợ chồng tôi đăng ký vay Quỹ HTND tham gia tổ liên kết trồng nấm của xã. Tuy vụ đầu tiên lãi chưa nhiều nhưng tôi thấy trồng nấm không nhiều rủi ro như chăn nuôi".

Hợp tác trồng nấm

Chị Nguyễn Thị Nga - Tổ trưởng Tổ liên kết hộ ND trồng nấm, cho biết thêm: 17 hộ trồng nấm ở Động Đạt đã góp vốn, hình thành tổ liên kết. Tổng diện tích trồng nấm của các hộ là 12.000m2 với số vốn tự có là 320 triệu đồng cùng với 500 triệu đồng Quỹ HTND cho vay, các hộ đã đầu tư trang thiết bị, mua giống và nâng cao chất lượng trồng nấm.

Năm 2012, Quỹ HTND (T.Ư Hội NDVN) đầu tư cho Thái Nguyên 18 dự án, với tổng số vốn là 6,1 tỷ đồng, lãi suất 0,8%/ tháng với thời gian vay từ 12 đến 36 tháng.

Anh Bùi Đức Phương - một thành viên trong Tổ liên kết trồng nấm - chia sẻ: "Trước đây cứ hết vụ cấy cày là tôi ra thành phố làm phụ hồ. Từ khi nhà tôi sản xuất nấm, nhất là được Quỹ HTND cho vay vốn, tôi không phải xa vợ con ra thành phố làm thuê nữa".

Ông Trần Văn Nguyên - Trưởng ban Kinh tế - Xã hội tỉnh Thái Nguyên - bày tỏ: "Nguồn vốn từ Quỹ HTND của T.Ư Hội NDVN được ủy thác cho Hội ND tỉnh cho các gia đình hội viên vay để xây dựng các mô hình kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo, trong đó đầu tư dự án sản xuất nấm xã Động Đạt.

Với vốn vay ưu đãi này sẽ giúp các hộ nâng cao quy mô sản xuất và tổ chức sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, góp phần tạo nên những sản phẩm mang tính thương hiệu cho huyện Phú Lương".

Có thể bạn quan tâm

Chấp Nhận Bồi Thường Bắp Không Hạt Chấp Nhận Bồi Thường Bắp Không Hạt

Sau khi Báo Đồng Nai có tin, bài phản ánh về tình trạng bắp không hạt ở xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) do nông dân sử dụng giống bắp 30T60 của Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam, phía công ty đã làm việc với địa phương và người dân để thương lượng mức bồi thường cho các hộ dân bị thiệt hại.

27/08/2013
Mất Mùa Thanh Trà Mất Mùa Thanh Trà

Đến thời điềm này, các vườn thanh trà ở Thủy Bằng (Thừa Thiên Huế) đều bị mất mùa mà chưa tìm được lý do. Thiệt hại đối với mỗi hộ dân ước tính khoảng từ 20 - 50 triệu.

27/08/2013
Tín Hiệu Vui Cho Người Chăn Nuôi Tín Hiệu Vui Cho Người Chăn Nuôi

Từ giữa tháng 7, giá lợn hơi toàn tỉnh bất ngờ tăng mạnh trở lại, điều này cũng đồng nghĩa thu nhập của người chăn nuôi đang được cải thiện..

27/08/2013
Nở Rộ Phong Trào Nuôi Cá Thát Lát Nở Rộ Phong Trào Nuôi Cá Thát Lát

Do giá và đầu ra các loại thủy sản như cá lóc, cá rô đầu vuông không ổn định nên nhiều nông hộ ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển sang nuôi cá thát lát cườm. Toàn huyện hiện có gần 10ha diện tích mặt nước và hơn 300 vèo nuôi loại cá này, tập trung nhiều ở xã Bình Thành, Hòa Mỹ và thị trấn Cây Dương (Hậu Giang)…

29/08/2013
Ngành Cá Tra Sẽ “Chết” Nếu Cứ Mạnh Ai Nấy Làm Ngành Cá Tra Sẽ “Chết” Nếu Cứ Mạnh Ai Nấy Làm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.

29/08/2013