Lần đầu tiên Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo

Báo cáo “Nghiên cứu quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các cao chiết từ sinh khối nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps Sinensis)” do tiến sĩ Trương Bình Nguyên, tiến sĩ Đinh Minh Hiệp và phó giáo sư, tiến sĩ Lê Huyền Ái Thúy thực hiện đã được hội đồng khoa học của Sở Khoa học - Công nghệ TP HCM đánh giá cao về tính ứng dụng.
Tại buổi nghiệm thu, căn cứ vào kết quả từ quá trình nuôi trồng kèm theo bảng phân tích ADN và các thành phần lý hóa, hội đồng khoa học xác định sản phẩm thu được đúng là sinh khối đông trùng hạ thảo được nuôi trồng từ nguồn gene Cordyceps Sinensis. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Trưởng ban Nghiên cứu khoa học và Thư viện, khoa Dược trường Đại học Y Dược TP HCM, Chủ tịch Hội đồng khoa học kết luận nghiên cứu trên đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận công trình khoa học.
Các thành viên hội đồng đều đánh giá sự thành công của nghiên cứu này mang lại giá trị lớn trong lĩnh vực khoa học và ứng dụng thực tiễn. Phó giáo sư, tiến sĩ Khoa học Ngô Kế Sương, Chủ tịch Hội Sinh học TP HCM cho rằng đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được sản phẩm nuôi cấy từ nguồn gene đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis, một dược liệu quý đen lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Theo tiến sĩ Trương Bình Nguyên, sinh khối nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis sẽ đến tay người dùng ở dạng bột chứa trong viên nang.
“Đông trùng hạ thảo” là tên gọi thể hiện chu kỳ sinh trưởng của loài sinh vật kỳ lạ: mùa đông là con sâu, mùa hè là cây cỏ. Đó là sự kết hợp cộng sinh giữa nấm Cordyceps Sinensis (Berk.) Sacc. với ấu trùng của loài bướm đêm Hepialus. Mùa đông, sâu non sống trong lòng đất, gặp bào tử nấm phát tán rồi bị nhiễm nấm. Nấm hút hết dưỡng chất trong sâu khiến sâu chết. Đến mùa hè, nấm phát triển và trồi lên mặt đất. Sự kết hợp kỳ diệu này đã đem đến cho nấm Cordyceps sinensis hàng trăm dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo mang gene nấm Cordyceps Sinensis chỉ có ở những vùng núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển như Nepal, Tây Tạng, dãy Himalaya, một số vùng của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam... Cách đây hàng nghìn năm, người Trung Quốc và một số nước phương Đông đã biết sử dụng đông trùng hạ thảo, cho rằng đây là loại dược liệu quý nhất trong các loại thảo dược, có tác dụng bổ dưỡng và chữa trị được nhiều bệnh.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, cho biết nhiều nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis cócông dụng tốt cho sức khỏe. Sử dụng hàng ngày sẽ giúp chống lại tác hại của tân dược đối với thận, bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu, chống lại sự suy thoái thận, hạ huyết áp ở người cao huyết áp, chống thiếu máu cơ tim, tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu. Đông trùng hạ thảo còn tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch, cường dương và chống liệt dương...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8-4, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) Hậu Giang tổ chức buổi Hội thảo đánh giá đặc tính và chọn ra các giống lúa có triển vọng làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới tại ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ.

Những ngày này, các cánh đồng ớt trên địa bàn huyện Thanh Bình (địa phương có diện tích trồng ớt lớn nhất tỉnh) bước vào thu hoạch rộ. Tuy nhiên, không khí thu hoạch vụ ớt này không còn hối hả, rộn ràng như vụ ớt năm 2013, do giá ớt đang ở mức thấp, dưới giá thành sản xuất.

Từ đầu năm 2014 đến nay, giá ca cao đã phục hồi và duy trì ở mức từ 4.700 đến 5.000 đồng/kg trái, sau đợt sụt giá vào cuối năm 2013 (chỉ còn 3.000 đến 3.500 đồng/kg trái). Hạt ca cao lên men hiện có giá từ 55.500 đến 61.500 đồng/kg. Sự biến động giá ca cao lần này có ý nghĩa đặc biệt đối với người trồng cây ca cao.

Liên tục mấy ngày qua trận mưa đầu mùa khá lớn tại thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) và một số huyện, thị khiến nông dân phấn khởi, hàng ngàn ha cây trồng được cứu thoát.

Với mô hình vườn – ao – chuồng khép kín, gia đình ông Ngô Văn Kiện ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình không những thoát nghèo mà còn có của ăn của để.