Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lần đầu tiên Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo

Lần đầu tiên Việt Nam nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo
Ngày đăng: 04/08/2015

Báo cáo “Nghiên cứu quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các cao chiết từ sinh khối nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps Sinensis)” do tiến sĩ Trương Bình Nguyên, tiến sĩ Đinh Minh Hiệp và phó giáo sư, tiến sĩ Lê Huyền Ái Thúy thực hiện đã được hội đồng khoa học của Sở Khoa học - Công nghệ TP HCM đánh giá cao về tính ứng dụng. 

Tại buổi nghiệm thu, căn cứ vào kết quả từ quá trình nuôi trồng kèm theo bảng phân tích ADN và các thành phần lý hóa, hội đồng khoa học xác định sản phẩm thu được đúng là sinh khối đông trùng hạ thảo được nuôi trồng từ nguồn gene Cordyceps Sinensis. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Trưởng ban Nghiên cứu khoa học và Thư viện, khoa Dược trường Đại học Y Dược TP HCM, Chủ tịch Hội đồng khoa học kết luận nghiên cứu trên đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận công trình khoa học.

Các thành viên hội đồng đều đánh giá sự thành công của nghiên cứu này mang lại giá trị lớn trong lĩnh vực khoa học và ứng dụng thực tiễn. Phó giáo sư, tiến sĩ Khoa học Ngô Kế Sương, Chủ tịch Hội Sinh học TP HCM cho rằng đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được sản phẩm nuôi cấy từ nguồn gene đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis, một dược liệu quý đen lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Theo tiến sĩ Trương Bình Nguyên, sinh khối nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis sẽ đến tay người dùng ở dạng bột chứa trong viên nang.

“Đông trùng hạ thảo” là tên gọi thể hiện chu kỳ sinh trưởng của loài sinh vật kỳ lạ: mùa đông là con sâu, mùa hè là cây cỏ. Đó là sự kết hợp cộng sinh giữa nấm Cordyceps Sinensis (Berk.) Sacc. với ấu trùng của loài bướm đêm Hepialus. Mùa đông, sâu non sống trong lòng đất, gặp bào tử nấm phát tán rồi bị nhiễm nấm. Nấm hút hết dưỡng chất trong sâu khiến sâu chết. Đến mùa hè, nấm phát triển và trồi lên mặt đất. Sự kết hợp kỳ diệu này đã đem đến cho nấm Cordyceps sinensis hàng trăm dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo mang gene nấm Cordyceps Sinensis chỉ có ở những vùng núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển như Nepal, Tây Tạng, dãy Himalaya, một số vùng của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam... Cách đây hàng nghìn năm, người Trung Quốc và một số nước phương Đông đã biết sử dụng đông trùng hạ thảo, cho rằng đây là loại dược liệu quý nhất trong các loại thảo dược, có tác dụng bổ dưỡng và chữa trị được nhiều bệnh. 

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, cho biết nhiều nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis cócông dụng tốt cho sức khỏe. Sử dụng hàng ngày sẽ giúp chống lại tác hại của tân dược đối với thận, bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu, chống lại sự suy thoái thận, hạ huyết áp ở người cao huyết áp, chống thiếu máu cơ tim, tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu. Đông trùng hạ thảo còn tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch, cường dương và chống liệt dương...


Có thể bạn quan tâm

Lại Gây Hại Cho Người Nông Dân Lại Gây Hại Cho Người Nông Dân

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

18/07/2013
Nguy Cơ Lây Nhiễm Dịch Bệnh Từ Dịch Vụ Tắm Lợn Trên QL 1A Ở Hà Tĩnh Nguy Cơ Lây Nhiễm Dịch Bệnh Từ Dịch Vụ Tắm Lợn Trên QL 1A Ở Hà Tĩnh

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.

28/03/2013
Vườn Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập 200 - 300 Triệu Đồng/ha/năm Vườn Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập 200 - 300 Triệu Đồng/ha/năm

Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.

20/08/2013
Tìm Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Vùng Nuôi Tôm Cao Triều Tìm Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Vùng Nuôi Tôm Cao Triều

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).

29/03/2013
Phổ Biến 2 Biện Pháp Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Phổ Biến 2 Biện Pháp Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.

10/05/2013