Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm trang trại, hái tiền tỷ

Làm trang trại, hái tiền tỷ
Ngày đăng: 06/06/2015

Bỏ thương sang nông

Trên diện tích đất rộng trên 20ha, ông Nguyễn Đức tập trung trồng keo, trồng cỏ và xây dựng 3 khu chuồng trại chăn nuôi bò, gà. Hôm chúng tôi đến, ông vừa xuất bán 7 con bò vỗ béo, thu về gần 100 triệu đồng. Ông Đức bảo, bán bớt để giao lại chuồng bò cho con trai. Bởi sau khi tốt nghiệp đại học, con trai ông không đi làm ở cơ quan nhà nước mà lại quyết tâm ở nhà làm kinh tế trang trại giống ông.

Nhắc đến quá trình lập nghiệp của mình, ông Đức cho biết: “Hồi đó, mặc dù việc sản xuất gạch và buôn bán của gia đình tuy có khó khăn nhưng cũng có công ăn việc làm. Khi tôi quyết định bán lại lò gạch, nghỉ buôn bán và chuyển sang làm trang trại đã vấp phải không ít lời bàn tán của người thân và bà con chòm xóm. Năm 2002, ông Đức được tỉnh cho đi tham quan một số mô hình kinh tế trang trại ở Hà Nội. Đến năm 2004, khi Nhà nước khuyến khích làm kinh tế trang trại và ở địa phương cũng có cơ chế cho thuê đất làm kinh tế trang trại, ông quyết định ký hợp đồng thuê 13,5ha đất tại Gò Cao với số tiền đóng góp ngân sách địa phương là 20 triệu đồng để trồng rừng và chăn nuôi.

Đất cằn đã nở hoa

Hơn 10 năm gắn bó với mô hình kinh tế tổng hợp, đến nay, ông Nguyễn Đức đã có một cơ ngơi đồ sộ. Nhìn dáng người nhỏ bé, nước da sạm đen vì bao năm lam lũ, ít ai nghĩ rằng, ông Đức là chủ một trang trại kinh tế tiền tỷ. Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ông Đức đã trải qua bao nhiêu đêm “ăn rừng, ngủ rừng”. Đồng thời bỏ ra hàng trăm triệu đồng để thuê xe cơ giới san ủi hơn chục hecta đất đồi thành những thửa đất vuông vức, bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi.

Nhờ chịu khó học hỏi và tìm kiếm tư liệu từ các kênh thông tin, ông Đức đã có nhiều cách làm hiệu quả, nâng cao năng suất. Bởi lâu nay, đa số nông dân trồng rừng chỉ bỏ công đầu tư ban đầu rồi sau đó đợi đến kỳ thu hoạch nên năng suất đạt không cao. Còn ông Đức thì khác hẳn. Bởi thế nên trung bình 1ha keo của ông Đức luôn đạt mức 130 – 150 tấn. Trong khi đó những rừng keo của nông dân khác chỉ đạt khoảng 80 tấn/ha. Nói về bí quyết trồng rừng đạt năng suất của mình, ông Đức chia sẻ: “Đừng nghĩ cây keo là không cần chăm sóc.

Lúc mới trồng cây con xuống đã phải bón lót. Keo lên được khoảng 3 – 4 tháng, bắt đầu bón phân cho những cây nhỏ để chúng phát triển kịp những cây lớn hơn. Sau 6 tháng, tiến hành tỉa cành và tiếp tục bón phân. Tuy nhiên, khi keo đã hơn một năm tuổi thì không nên bón phân vì cây phát triển tốt lúc còn non sẽ bị ngã đổ khi gặp gió. Và đến năm thứ 2 lại tiếp tục bón phân. Cứ như quy trình ấy thì cây sẽ đạt năng suất cao”. Nhờ cách làm trên, mỗi năm ông Đức thu lợi từ keo hơn 400 triệu đồng.

Không chỉ đầu tư trồng rừng, ông còn mạnh dạn vay 100 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách và mượn thêm anh em, người quen mua thêm đất để trồng cỏ nuôi bò. Đến nay, ông có 12 con bò cái sinh sản và 15 con bò vỗ béo. Trung bình mỗi năm ông thu nhập trên 600 triệu đồng. “Cũng nhờ có trang trại này mà tôi mới có tiền trả nợ, nuôi 4 đứa con đi đại học và bây giờ còn có dư để mua đất, mua nhà cho con”, ông Đức cho hay.

Bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế, ông Đức còn tích cực trong các phong trào của địa phương và sẵn sàng giúp đỡ người khác vươn lên trong cuộc sống. Với những thành tích vượt khó, vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế địa phương, ông Nguyễn Đức đã được Bộ NN&PTNT, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh tặng bằng khen và nhiều giấy khen khác của cấp huyện, xã.


Có thể bạn quan tâm

Dâu Tây Đà Lạt Không Chứa Dư Lượng Thuốc BVTV Vượt Ngưỡng Dâu Tây Đà Lạt Không Chứa Dư Lượng Thuốc BVTV Vượt Ngưỡng

Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong mẫu dâu tây Đà Lạt mới đây cho thấy, đến thời điểm này, không phát hiện mẫu dâu tây nào có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng.

19/04/2014
Bệnh Vàng Đầu Trên Cam Sành Hệ Lụy Của Phong Trào Sản Xuất Tự Phát? Bệnh Vàng Đầu Trên Cam Sành Hệ Lụy Của Phong Trào Sản Xuất Tự Phát?

Gần 20% trong tổng số diện tích cam sành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang có nguy cơ bị xóa sổ vì bệnh vàng đầu, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) như hồi chuông cảnh báo trước thực trạng người dân sản xuất còn chạy theo phong trào, phá vỡ định hướng quy hoạch của các cơ quan chuyên môn.

19/04/2014
Bơ Đồng Nai Trúng Giá Bơ Đồng Nai Trúng Giá

Theo một số nhà vườn trồng bơ tại các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và TX.Long Khánh, giữa tháng 4, bơ ở Đồng Nai vào vụ thu hoạch chính.

19/04/2014
Nhà Vườn Bến Tre Trúng Giá Chôm Chôm Vụ Nghịch Nhà Vườn Bến Tre Trúng Giá Chôm Chôm Vụ Nghịch

Nhiều nhà vườn huyện Chợ Lách và Châu Thành, tỉnh Bến Tre đang thu hoạch chôm chôm nghịch vụ, giá bán khá cao. Các vườn chôm chôm xử lý cho trái nghịch vụ bắt đầu thu hoạch cách đây hơn 2 tuần, chôm chôm Java trước đó chỉ 10.000 đồng/kg nhưng hiện đã tăng lên mức 35.000 đồng/kg.

19/04/2014
Thanh Long Phát Triển Thanh Long Phát Triển "Nóng" Và Những Vấn Đề Quan Tâm

Thời gian qua ở Chợ Gạo (Tiền Giang), giá thanh long liên tục ở mức cao, người dân đổ xô nhau trồng thanh long. Tuy nhiên, việc trồng không tuân thủ quy trình kỹ thuật, thậm chí trồng không theo quy hoạch đang là vấn đề rất đáng quan tâm.

19/04/2014