Lâm Thao Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Nông Lâm Thủy Sản Năm 2015

UBND huyện Lâm Thao vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2015 và kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2014 -2015.
Năm 2014 lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Thao tiếp tục phát triển ổn định và đạt được một số kết quả tích cực: Tổng giá trị sản xuất ước đạt 506 tỷ đồng, tăng 5,2%; giá trị trên ha canh tác đạt trên 100 triệu đồng; sản lượng lương thực đạt 43,5 ngàn tấn, bình quân lương thực 425kg/người/năm; diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 622ha, sản lượng thủy sản ước đạt trên 2.600 tấn.
Huyện đã mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn lên 393ha; thực hiện gần 240ha diện tích lúa tái sinh ở những vùng sâu, trũng nhằm nâng cao thu nhập. Nhiều loại giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt như: J02, DDS1, Thiên ưu 8, RVT, CXT30 được khảo nghiệm và nhân rộng trên địa bàn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến tháng 10-2014, qua thẩm định toàn huyện đã có 3 xã đạt 19 tiêu chí; 3 xã đạt 18 tiêu chí; các xã còn lại đạt 14-17 tiêu chí. Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được quan tâm, đã đào tạo nghề cho 1.650 người; công tác dịch vụ phục vụ sản xuất, phòng chống lụt bão được chú trọng đẩy mạnh.
Năm 2015, huyện Lâm Thao phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành bình quân 3,5-4,5%; sản lượng lương thực đạt 41-42 ngàn tấn; duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản trên 600ha; trồng rừng tập trung 5-7ha; huyện đạt tiêu chí nông thôn mới. Trước mắt, trong sản xuất vụ chiêm xuân 2014-2015 huyện phấn đấu gieo cấy gần 3.350ha lúa, mở rộng các giống lúa năng suất chất lượng cao để đưa năng suất bình quân đạt trên 64 tạ/ha.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi hoàn thành khâu thu hoạch nuôi thủy sản nước lợ chính vụ, bà con ngư dân các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phước và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 210 ha cua trái vụ.

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nuôi cá đang mang lại hiệu quả cao nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo lắng.

Anh Dũng cho biết, lưới được giăng vào buổi tối, đến sáng kéo lưới thì thấy một con cá rất lớn đang nằm trong lưới. Con cá giãy giụa đã làm rách một phần lưới nhưng không thoát được. Anh Dũng đã dùng dây luồn vào mang con cá, buộc lại, rồi nhờ vài người nữa kéo vào bờ.

Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.

Hiện nay, thương lái Campuchia sang An Giang, Cần Thơ tìm mua các loại cá nước ngọt, như: Cá lóc, trê phi, rô, điêu hồng… mang về nước tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày, có khoảng 100 tấn cá xuất sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, nhiều nhất là cá trê phi và cá lóc.