Lâm Thao Thử Nghiệm Mô Hình Nuôi Ếch Thái Lan Thương Phẩm Công Nghệ Mới

Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm bằng lồng hở tại một số xã, thị trấn trong huyện. Bước đầu mô hình này cho kết quả khả quan.
Qua tham quan học tập thực tế tại Hà Nam, gia đình anh Triệu Văn Hòa - thị trấn Lâm Thao đã mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng để cải tạo ao, khu vực nuôi, làm lồng và bắt 2 vạn ếch giống về nuôi.
Quá trình nuôi, anh và nhiều hộ gia đình được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật, cung ứng nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng tốt, đồng thời thường xuyên được giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm nhằm nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi, nhờ đó đàn ếch phát triển tốt, ít dịch bệnh.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả từ việc nuôi ếch, anh còn kết hợp thả cá, vừa tận dụng thức ăn dư thừa và phân của ếch làm thức ăn cho cá, vừa có tác dụng làm sạch nước và môi trường ao nuôi.
Theo các hộ chăn nuôi, ếch Thái Lan dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp, thời gian nuôi ngắn, khoảng 70 - 75 ngày là cho thu hoạch. Trung bình 1 lồng có 7.000 con, sau hơn 2 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng 200 - 250 g/con, một lồng có thể đạt 1 tấn ếch thương phẩm, lợi nhuận sau khi trừ chi phí thu lãi 50%.
Những năm trước đây huyện Lâm Thao đã triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm bằng lán trại và cũng đạt kết quả khá tốt, song mô hình không được duy trì và nhân rộng do khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.
Năm nay Trạm khuyến nông huyện đã liên kết tìm thị trường ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người chăn nuôi, bởi vậy bà con khá yên tâm. Tuy nhiên để nghề nuôi ếch phát triển bền vững, huyện chủ trương chỉ phát triển theo quy hoạch, đúng số lượng theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh phát triển ồ ạt dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung cầu.
Anh Hà Ngọc Giang - Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao cho biết: Để nghề nuôi ếch phát triển bền vững, huyện chỉ đạo bà con chỉ phát triển tổng đàn theo cam kết, theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã ký kết, đảm bảo nghề nuôi ếch đem lại lợi ích kép, vừa tận dụng phế thải trong chăn nuôi, vừa tăng hiệu quả kinh tế.
Nếu phát triển theo đúng định hướng, nghề nuôi ếch sẽ là hướng đi thích hợp cho bà con trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình, nhất là ở những trang trại nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Giá dưa hấu rớt thê thảm khiến nhiều nông dân xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phải điêu đứng. Hiện giá dưa chỉ còn 2.300-2.700 đồng/kg (thời điểm này năm ngoái là 5.700-6.700 đồng/kg).

So với cùng kỳ năm trước, giá giống cây ăn trái tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tăng bình quân từ 2.000-10.000 đồng/cây, tùy loại. Tại nhiều cơ sở và điểm kinh doanh cây giống ở TP Cần Thơ, giống cam sành, quýt đường và chôm chôm (loại 2-3 cơi lá) giá từ 18.000-20.000 đồng/cây; bưởi da xanh, vú sữa lò rèn: 25.000 đồng/cây.

Gần 800 xe chở dưa hấu đang chờ được thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Mỗi ngày vẫn có thêm khoảng 170 xe tiến về cửa khẩu.

Theo Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (huyện Tân Thành), kết quả điều tra khảo sát các cá thể sầu riêng từ năm 2011-2013 tại 6 tỉnh: BR-VT, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai và Bình Dương đã ghi nhận 46 cá thể có năng suất, phẩm chất nổi trội, trong đó có một cá thể sầu riêng “SR HB11” của BR-VT.

Sáng 1/4, tại xã Chánh An, huyện Mang Thít, Sở NN&PTNT Vĩnh Long phối hợp với các cơ quan chức năng thiêu hủy 10 bộ xuyệt điện thu giữ từ các đối tượng đánh bắt tận diệt trên sông.