Lâm Thao Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Trồng Cây Vụ Đông

Vụ đông năm 2014-2015, huyện Lâm Thao phấn đấu gieo trồng trên 1.100ha; trong đó cây ngô 600ha, rau màu các loại trên 500ha.
Huyện có cơ chế chính sách khuyến khích mở rộng diện tích cây vụ đông; đồng thời yêu cầu các xã, thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quy gọn vùng sản xuất với từng loại cây trồng, ưu tiên mở rộng diện tích gieo trồng các loại khoai tây, bí đỏ, dưa chuột... để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
Lâm Thao đã chủ động xây dựng kế hoạch, đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ, triển khai kế hoạch xuống các xã, thị trấn; tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho nông dân; cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống cơ sở chỉ đạo, theo dõi sát sao tình hình sản xuất vụ đông, đồng thời liên kết và tạo điều kiện cho các công ty cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nông dân.
Đến thời điểm này, toàn huyện đã gieo trồng được gần 400ha ngô, 41ha đậu tương, 300ha rau màu các loại. Dự kiến toàn huyện sẽ hoàn thành gieo trồng vụ đông trước ngày 15-11.
Có thể bạn quan tâm

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.

Nhiều năm nay, người dân xã Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) quen với hình ảnh ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã cần mẫn như con ong chăm chỉ dạy nghề cho ND, vận động quỹ khuyến học…