Lâm Thao cùng nông dân chăm sóc lúa đông xuân

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình nông nghiệp 3N-VTC16, Đài PTTH tỉnh Đồng Tháp và Đài PTTH tỉnh An Giang.
Tham gia chương trình trực tiếp tại cánh đồng là hơn 500 nông dân trồng lúa đến từ các tỉnh khu vực ĐBSCL và hàng triệu bà con nông dân (ND) theo dõi trên sóng truyền hình.
Đây là chương trình đặc biệt, với sự tham gia của PGS-TS Mai Thành Phụng (Trung tâm Khuyến nông quốc gia), PGS-TS Trần Văn Hai (Đại học Cần Thơ), TS Hồ Văn Chiến (Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam) và chuyên gia phân bón Phạm Đức Thành (Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao).
Tư vấn đúng thời điểm xuống giống
Đây cũng là lần đầu tiên, thương hiệu phân bón Lâm Thao tham gia tư vấn trực tiếp về kỹ thuật trồng lúa cho bà con ND các tỉnh khu vực ĐBSCL qua sóng truyền hình.
Từ trường quay trực tiếp trên đồng lúa, bà con ND được các nhà khoa học giải đáp mọi thắc mắc gặp phải trong quá trình canh tác lúa vụ đông xuân, từ quá trình gieo sạ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
Các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn trực tiếp về kỹ thuật trồng lúa cho bà con nông dân ĐBSCL.
Các tỉnh ĐBSCL đang xuống giống lúa vụ đông xuân trong điều kiện có nhiều thuận lợi.
Đặc biệt, thị trường lúa gạo có những tín hiệu tích cực, giá lúa của bà con ND đang tăng từng ngày, nhu cầu lúa gạo của các nước trên thế giới tăng cao.
Theo TS Mai Thành Phụng, để có những chương trình tư vấn cụ thể, trực tiếp trên đồng, giúp bà con trồng lúa nắm bắt kịp thời những kỹ thuật mới là vô cùng cần thiết ngay tại thời điểm bà con đang xuống giống.
Phân bón Lâm Thao đồng hành cùng chương trình tư vấn Hỏi biết trên đồng của kênh 3N-VTC16, cùng các nhà khoa học chuyển tải hết những tiến bộ kỹ thuật mới, những công nghệ tiên tiến nhất tới bà con ND, giúp đồng ruộng nâng cao năng suất, sản phẩm chất lượng cao và bảo vệ môi trường trong lành nhất.
PGS-TS Trần Văn Hai khẳng định, rất cần thiết để tư vấn cho bà con ND sử dụng đúng liều lượng thuốc BVTV tránh việc lạm dụng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Với việc này, Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp đang giúp bà con xây dựng đường hoa bờ ruộng nhằm bảo vệ thiên địch, hạn chế sâu bệnh bằng phương pháp tự nhiên.
Theo các nhà khoa học, nhiều địa phương đang rất khó khăn trong việc lựa chọn phân bón cho lúa, làm sao lựa chọn được phân bón chất lượng tốt nhất, chi phí thấp nhất luôn là nỗi lo của người ND.
Đặc biệt, việc bón phân dư thừa sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường ruộng đồng.
Giảm nhiễm phèn cho đất lúa
Ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, nhiều diện tích trồng lúa khu vực ĐBSCL đang bị nhiễm phèn nặng, ảnh hưởng tới việc chăm sóc cho lúa.
Tuy nhiên, sản phẩm phân lân nung chảy thương hiệu Lâm Thao sẽ là lựa chọn duy nhất giúp bà con ND giải được bài toán đất nhiễm phèn với chi phí thấp nhất, đảm bảo năng suất lúa vượt trội.
Các chuyên gia tư vấn cho nông dân ngay tại ruộng.
Tại chương trình, các chuyên gia đã cung cấp cho bà con ND những thông tin cụ thể nhất, đáp ứng những nhu cầu thiết thực và cấp bách nhất, giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo được những sản phẩm chất lượng cao.
Phó Tổng Giám đốc Vũ Xuân Hồng khẳng định, ngay trong vụ đông xuân này Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sẽ phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp xây dựng các mô hình trình diễn bón phân lân nung chảy Lâm Thao trên đất phèn, giúp bà con ND trực tiếp đánh giá về chất lượng phân bón.
Đồng thời, sẽ cung cấp kịp thời phân bón cho bà con ND các tỉnh ĐBSCL ngay trong vụ đông xuân này.
Theo các chuyên gia, hàng triệu ha lúa trên đất nhiễm phèn sẽ cho năng suất cao khi bà con ND chỉ cần sử dụng một sản phẩm duy nhất là phân bón Lâm Thao.
Vì đây là dòng phân được các nhà khoa học nghiên cứu để khắc giải bài toán đất nhiễm phèn khu vực ĐBSCL.
Chương trình Hỏi biết trên đồng do Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh 3N-VTC16 thực hiện từ đầu năm 2015, theo từng chủ đề nóng chuyên biệt hàng tháng, đáp ứng đúng mùa vụ của bà con ND.
Bà con ND sẽ được các chuyên gia, các nhà khoa học giải đáp mọi thắc mắc trực tiếp tại trường quay ngoài trời thông qua tổng đài 19006145 hoặc tham dự trực tiếp tại trường quay.
Chương trình tư vấn Hỏi biết trên đồng tháng 11.2015 sẽ được thực hiện tại tỉnh Long An với chủ đề Chăm sóc thanh long ra trái nghịch mùa và vấn đề thị trường tiêu thụ.
Trong chuyên đề này, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến cho cây thanh long sẽ được các chuyên gia đầu ngành chuyển tải tới bà con nông dân, đồng thời cùng bàn cụ thể vấn đề tiêu thụ cho trái cây này.
Nông dân hỏi: Bón NPK-S Lâm Thao có làm chai đất không?
Trả lời:
Bón phân NPK-S Lâm Thao không làm chai đất mà còn làm cho đất tơi xốp hơn bởi vì:
Khi bón NPK-S Lâm Thao trong đó có thành phần supe lân cung cấp lân dễ tiêu làm cho bộ rễ phát triển mạnh, đất xốp hơn, cung cấp nhiều ôxy cho rễ, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích phát triển.
Bón NPK-S đầy đủ làm tăng năng suất cây trồng, do vậy ngoài đáp ứng nhu cầu lương thực cho con người còn làm thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi phát triển làm tăng lượng phân chuồng, cung cấp trở lại cho đất lượng phân hữu cơ cần thiết.
Bón NPK-S Lâm Thao đầy đủ làm tăng sinh khối, tăng độ che phủ cho đất, giảm bốc hơi, giảm rửa trôi, giảm xói mòn.
Sau khi thu hoạch nông sản phẩm, phần thân lá, rơm rạ không nên đốt mà tận dụng ủ bón trở lại ruộng bổ sung phần phân hữu cơ cho đất, cải tạo đất.
Lưu ý: Bà con nông dân khi sử dụng NPK-S Lâm Thao bón đúng cách, đúng chủng loại, đúng liều lượng như hướng dẫn sử dụng của công ty.
Do vậy, bón phân NPK-S Lâm Thao trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho đất đai tơi xốp hơn.
Có thể bạn quan tâm

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.

Những năm gần đây, nông dân nhiều địa phương đã trồng xen hoặc chuyển đổi vườn tạp, vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao như bơ sáp, sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm... theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến huyện Krông Pak, trồng nhiều loại cây ăn trái cho giá trị cao như sầu riêng, bơ, mít, vải…

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.

Đến nay, huyện Bảo Yên đã trồng được 5 ha, với 46 hộ dân tham gia. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Cây lương thực - cây thực phẩm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án. Hiện, cây phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Dự kiến cuối năm 2015, toàn bộ diện tích bắt đầu cho thu hoạch.