Làm Nông Thôn Mới Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái, Thu Tiền Tỷ

Ông Huỳnh Văn Huệ - đại diện Tổ cây ăn trái Trung An cho biết hàng năm có khoảng 25.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ mát tại các vườn trong tổ. Doanh thu từ vé và các dịch vụ khác đạt khoảng 1,8 tỷ đồng/năm.
Thời gian qua, với chủ trương và chính sách hỗ trợ của thành phố, vùng nông nghiệp TP.HCM không chỉ chuyển dịch theo hướng lựa chọn cây con có giá trị cao mà còn bắt đầu xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ nông nghiệp mới.
Trong đó mô hình làm nông thôn mới kết hợp với du lịch sinh thái đang được huyện Củ Chi đẩy mạnh thực hiện.
Mấy năm gần đây, các nhà vườn cây ăn trái ở xã Trung An không chỉ liên kết thành lập nên tổ hợp tác để giúp đỡ nhau trong kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mà còn liên kết phát triển thành các điểm du lịch vườn, thu hút khá đông người dân các nơi đến vui chơi, giải trí và thưởng thức trái cây tại chỗ.
Ông Huỳnh Văn Huệ - đại diện Tổ cây ăn trái Trung An cho biết hàng năm có khoảng 25.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ mát tại các vườn trong tổ. Doanh thu từ vé và các dịch vụ khác đạt khoảng 1,8 tỷ đồng/năm.
Sản phẩm cây ăn trái của các vườn chủ yếu bán cho du khách (chiếm 75%), thu nhập bình quân 65 – 70 triệu đồng/ha/năm. Trong khi các vườn không tổ chức đón khách tổng thu nhập hàng năm chỉ đạt 20 – 23 triệu đồng/ha/năm.
Tương tự như vậy, các vườn rau, hoa lan, làng nghề bánh tráng tại các HTX cũng đang rất “mặn mà” với chương trình làm nông thôn mới kết hợp với du lịch sinh thái.
Chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thỏ Việt (xã Phạm Văn Cội) cho biết các vườn rau của HTX chị là nơi thường xuyên được các đoàn học sinh tiểu học trong thành phố đến tham quan, học trồng rau, trải nghiệm làm nhà nông 1 ngày.
Số lượng tham quan ngày càng nhiều nên chị quyết định đầu tư hẳn thành tour du lịch nông nghiệp, với việc xây dựng thêm nhà nghỉ, nhà ăn, nhà vệ sinh và có hướng dẫn viên đầy đủ, bài bản.
“Giờ đây không chỉ có học sinh các trường cấp 1 mà còn có cả học sinh cấp 2 và 3 với lượng học sinh mỗi đợt có khi lên đến 300 - 500 em đến tham gia tour trải nghiệm làm nhà nông của HTX...” – chị Ngọc vui vẻ kể.
Hay như trang trại lan Huyền Thoại rộng 4ha của chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền ở xã Hòa Phú thường xuyên có rất nhiều đoàn trong và ngoài thành phố đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú - Phó Chủ tịch huyện Củ Chi cho biết huyện đang xây dựng đề án làm nông thôn mới kết hợp du lịch sinh thái.
Trong đó điểm nhấn là tour du lịch nông nghiệp cho khách sau khi tham quan địa đạo Củ Chi sẽ đến các vườn cây ăn trái Trung An, tham quan làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông và kết thúc bằng buổi học làm nhà nông ở các vườn trồng rau.
“Chúng tôi đang hướng đến mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch vừa giúp người tham quan có một điểm dừng chân thú vị, vừa quảng bá sản phẩm nhà vườn cũng như quảng bá hình ảnh nông thôn mới, nông nghiệp đô thị TP.HCM” – ông Phú nói.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.