Lâm Hà (Lâm Đồng) hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa
Theo đó, mô hình thí điểm đầu tiên này tại Lâm Hà sẽ được triển khai tại 16 nông hộ chăn nuôi bò sữa với kinh phí khoảng 25 triệu đồng. Trong đó tập trung vào huấn luyện, chuyển giao công nghệ và sản phẩm sinh học để xây dựng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học mới nhằm tăng sản lượng, chất lượng sữa nguyên liệu.
Hiện nay, Lâm Hà có 150 hộ chăn nuôi bò sữa với khoảng 900 con.
Theo ông Nguyễn Đức Tài, những năm qua, đàn bò sữa của địa phương đang tăng mạnh nhưng ít nhiều vẫn còn thiếu những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng, sản lượng sữa nguyên liệu, dự án thí điểm lần này là điều kiện để khắc phục những tồn tại đó.
Có thể bạn quan tâm

Dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cuộc sống trong trường hợp bị chia cắt, cô lập là một trong các giải pháp phòng, chống được coi trọng trong ứng phó hiệu quả mưa bão. Hàng hóa được chọn để dự trữ là các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Với giá bán dao động ở mức 10.000 – 20.000 đồng/kg cau cành tươi, cao gấp 6 – 12 lần so với năm 2013, 2014 nên người trồng cau và các cơ sở sơ chế rất phấn khởi. Nhưng để niềm vui này được trọn vẹn, chính quyền các địa phương đã khuyến khích người dân không nên phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng để chạy theo cây cau.

Ban chỉ đạo Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào này giai đoạn 2012-2015 với sự tham gia của hơn 150 đại biểu nông dân của tỉnh, nhằm biểu dương những thành tích xuất sắc của phong trào trong thời gian qua.

Kết thúc vụ cá chính (từ 1.4 đến 30.9), ngư dân trong tỉnh phấn khởi vì sản lượng đánh bắt cũng như giá bán tăng cao. Niềm vui "trúng mùa, được giá" là động lực để ngư dân trong tỉnh tiếp tục vươn khơi.

Hỗ trợ phát triển sản xuất là một trong những hợp phần quan trọng của Chương trình 135 trong việc nâng cao mức sống, giúp các hộ nghèo, cận nghèo các vùng đặc biệt khó khăn thoát nghèo bền vững.