Làm Giàu Từ Trồng Rau An Toàn

Trong những năm gần đây, phong trào nông dân (ND) làm kinh tế giỏi phát triển rộng khắp trên địa bàn xã Tân Định (Bến Cát - Bình Dương). Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương ND sản xuất giỏi tiêu biểu, trong đó có ND Nguyễn Văn Đậu (ấp 3, xã Tân Định) với mô hình trồng rau an toàn (RAT)…
Nhờ Hội ND xã Tân Định giúp đỡ vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, gần 8 năm “chung thủy” với mô hình trồng RAT, ông Nguyễn Văn Đậu đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Ông Đậu cho biết, trồng RAT điều cơ bản là phải hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi phòng trừ sâu bệnh.
Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi qua sách báo, nghe đài, qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, những lần tham quan mô hình trồng RAT hiệu quả… đã giúp ông Đậu xây dựng thành công mô hình trồng RAT của mình. Theo ông Đậu, trồng rau không cần nhiều vốn và đất, điều quan trọng là phải bảo đảm nguồn nước tưới và vệ sinh đất trồng thường xuyên. Mùa nắng cũng như mùa mưa, người trồng rau phải thường xuyên giữ cho lượng nước trung bình không để thiếu và cũng không để ngập úng.
Bên cạnh đó, người trồng RAT cũng cần có cái “tâm”, đừng vì lợi nhuận mà quên đi việc bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Với mô hình RAT phát triển khá bền vững đã giúp gia đình ông có thu nhập mỗi năm gần 150 triệu đồng, tạo dựng cuộc sống ổn định, xây cất nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ các phương tiện sinh hoạt, nuôi con ăn học thành tài…
Hiện nay, ông Đậu cùng một số bà con đã tham gia vào tổ RAT của xã Tân Định. Là tổ trưởng tổ RAT, ông luôn tích cực trong mọi phong trào và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho các ND khác. Từ mô hình trồng RAT của ông và việc hình thành tổ RAT, đến nay xã Tân Định đã có 46 hộ đăng ký thực hiện mô hình này.
Cũng theo ông Đậu, ND tham gia vào tổ RAT, được hỗ trợ vốn, vật tư phân bón, cây giống và nhất là việc bao tiêu sản phẩm ổn định, không phải lo bị thương lái ép giá. Điều ông Đậu trăn trở là hiện nay nhiều hộ muốn trồng RAT đều gặp khó khăn về vốn, vì thế rất mong nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ chính quyền để có hướng làm ăn hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.

Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.

Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.