Làm Giàu Từ Trồng Rau An Toàn

Trong những năm gần đây, phong trào nông dân (ND) làm kinh tế giỏi phát triển rộng khắp trên địa bàn xã Tân Định (Bến Cát - Bình Dương). Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương ND sản xuất giỏi tiêu biểu, trong đó có ND Nguyễn Văn Đậu (ấp 3, xã Tân Định) với mô hình trồng rau an toàn (RAT)…
Nhờ Hội ND xã Tân Định giúp đỡ vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, gần 8 năm “chung thủy” với mô hình trồng RAT, ông Nguyễn Văn Đậu đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Ông Đậu cho biết, trồng RAT điều cơ bản là phải hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi phòng trừ sâu bệnh.
Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi qua sách báo, nghe đài, qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, những lần tham quan mô hình trồng RAT hiệu quả… đã giúp ông Đậu xây dựng thành công mô hình trồng RAT của mình. Theo ông Đậu, trồng rau không cần nhiều vốn và đất, điều quan trọng là phải bảo đảm nguồn nước tưới và vệ sinh đất trồng thường xuyên. Mùa nắng cũng như mùa mưa, người trồng rau phải thường xuyên giữ cho lượng nước trung bình không để thiếu và cũng không để ngập úng.
Bên cạnh đó, người trồng RAT cũng cần có cái “tâm”, đừng vì lợi nhuận mà quên đi việc bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Với mô hình RAT phát triển khá bền vững đã giúp gia đình ông có thu nhập mỗi năm gần 150 triệu đồng, tạo dựng cuộc sống ổn định, xây cất nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ các phương tiện sinh hoạt, nuôi con ăn học thành tài…
Hiện nay, ông Đậu cùng một số bà con đã tham gia vào tổ RAT của xã Tân Định. Là tổ trưởng tổ RAT, ông luôn tích cực trong mọi phong trào và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho các ND khác. Từ mô hình trồng RAT của ông và việc hình thành tổ RAT, đến nay xã Tân Định đã có 46 hộ đăng ký thực hiện mô hình này.
Cũng theo ông Đậu, ND tham gia vào tổ RAT, được hỗ trợ vốn, vật tư phân bón, cây giống và nhất là việc bao tiêu sản phẩm ổn định, không phải lo bị thương lái ép giá. Điều ông Đậu trăn trở là hiện nay nhiều hộ muốn trồng RAT đều gặp khó khăn về vốn, vì thế rất mong nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ chính quyền để có hướng làm ăn hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Cũng như nông dân trồng hành tây tại Đà Lạt, năm nay người trồng cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng đang phải đổ bỏ hàng trăm tấn sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra.

Cung cấp nước tưới giúp khai hoang, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; cung cấp gỗ để làm nhà; tăng thu nhập từ các sản phẩm lâm sản phụ. Và mới đây nhất là 42/42 hộ của bản Mới được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm đưa nghị quyết này vào cuộc sống.

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm trên diện tích 1.811 ha, đạt 73% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh và giảm 5,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ cao, nên đã xảy ra dịch bệnh tôm nuôi.