Làm Giàu Từ Trồng Rau An Toàn

Trong những năm gần đây, phong trào nông dân (ND) làm kinh tế giỏi phát triển rộng khắp trên địa bàn xã Tân Định (Bến Cát - Bình Dương). Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương ND sản xuất giỏi tiêu biểu, trong đó có ND Nguyễn Văn Đậu (ấp 3, xã Tân Định) với mô hình trồng rau an toàn (RAT)…
Nhờ Hội ND xã Tân Định giúp đỡ vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, gần 8 năm “chung thủy” với mô hình trồng RAT, ông Nguyễn Văn Đậu đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Ông Đậu cho biết, trồng RAT điều cơ bản là phải hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi phòng trừ sâu bệnh.
Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi qua sách báo, nghe đài, qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, những lần tham quan mô hình trồng RAT hiệu quả… đã giúp ông Đậu xây dựng thành công mô hình trồng RAT của mình. Theo ông Đậu, trồng rau không cần nhiều vốn và đất, điều quan trọng là phải bảo đảm nguồn nước tưới và vệ sinh đất trồng thường xuyên. Mùa nắng cũng như mùa mưa, người trồng rau phải thường xuyên giữ cho lượng nước trung bình không để thiếu và cũng không để ngập úng.
Bên cạnh đó, người trồng RAT cũng cần có cái “tâm”, đừng vì lợi nhuận mà quên đi việc bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Với mô hình RAT phát triển khá bền vững đã giúp gia đình ông có thu nhập mỗi năm gần 150 triệu đồng, tạo dựng cuộc sống ổn định, xây cất nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ các phương tiện sinh hoạt, nuôi con ăn học thành tài…
Hiện nay, ông Đậu cùng một số bà con đã tham gia vào tổ RAT của xã Tân Định. Là tổ trưởng tổ RAT, ông luôn tích cực trong mọi phong trào và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho các ND khác. Từ mô hình trồng RAT của ông và việc hình thành tổ RAT, đến nay xã Tân Định đã có 46 hộ đăng ký thực hiện mô hình này.
Cũng theo ông Đậu, ND tham gia vào tổ RAT, được hỗ trợ vốn, vật tư phân bón, cây giống và nhất là việc bao tiêu sản phẩm ổn định, không phải lo bị thương lái ép giá. Điều ông Đậu trăn trở là hiện nay nhiều hộ muốn trồng RAT đều gặp khó khăn về vốn, vì thế rất mong nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ chính quyền để có hướng làm ăn hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lộc (Hải Hậu) có những chuyển biến tích cực, trong đó đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, tại Hải Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.

Vụ xuân năm 2015, huyện Hạ Hòa triển khai nhiều mô hình lúa thuần chất lượng cao. Trong đó giống lúa J02 tại xã Minh Hạc và Hiền Lương, giống lúa Thiên ưu 8 tại xã Động Lâm và Hương Xạ với diện tích 15ha/xã. Đây là các giống lúa thuần có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, dễ canh tác, cho năng suất cao và giá thành cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến tháng 5/2015, đã có 36/63 tỉnh, thành phố ban hành đề án hoặc kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương và tổ chức triển khai trong thực tiễn.

Đó là con số được đưa ra tại hội nghị sơ kết vụ đông xuân và triển khai kế hoạch sản xuất hè thu 2015, do UBND thị xã Điện Bàn vừa tổ chức.