Làm giàu từ trồng cà tím

Cà tím có thể trồng trên nhiều loại đất, ruộng trồng bằng phẳng, thoát nước tốt. Ðất được cày xới tơi xốp, làm sạch cỏ, lên luống cao hay thấp tùy thuộc vào vị trí đất, thông thường luống cao 20 cm đến 25 cm. Cần phủ tấm màng ni-lông để hạn chế cỏ dại, hao hụt phân bón và giảm lượng nước tưới. Về cách bón phân, tùy theo mỗi vùng đất và điều kiện canh tác khác nhau mà bón phân cho hợp lý.
Sau khi trồng cần giữ độ ẩm cho cây, tuần đầu ngày tưới từ một đến hai lần, sang tuần thứ hai ngày tưới một lần. Mùa mưa phải bảo đảm thoát nước tốt, tránh ngập úng, cần tỉa bớt nhánh, lá già để tập trung dinh dưỡng cho cây, nên tỉa vào lúc nắng ráo. Ðiều quan trọng là trồng cà phải lên liếp vì trái cà dài, không để cà chạm đất sẽ dẫn đến thối hỏng, càng về sau, cây cà càng lớn trái càng dài nên thường phải cắm choãi đỡ cây. Muốn cây cà tím phát triển tốt, năng suất cao, cần làm vệ sinh đồng ruộng thật sạch sẽ, phát hiện bệnh sớm để có thuốc phòng và chữa trị kịp thời.
Cà tím ruột xanh thu hoạch kéo dài từ sáu đến tám tháng, xấp xỉ 5 trái/kg, chăm sóc tốt cho thu hoạch cả năm, cho nên cần bón thúc sau đợt thu hoạch. Năng suất đạt từ 80 đến 100 tấn/ha/năm. Với năng suất cao, chi phí thấp, giá cà tím ruột xanh hiện dao động từ 3.500 đến 4.500 đồng/kg, cà tím Nhật Bản giá bán trung bình 9.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ rất lớn, chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Hà Nội, cà tím Nhật Bản còn được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Với nông dân, thu nhập ổn định từ loại cây trồng chăm sóc dễ dàng như cây cà là một lựa chọn an toàn. Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình đã giàu lên, góp phần giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Bát Xát hiện có 280,5 ha nuôi thủy sản. Trong đó, diện tích cá nước ấm trên 278 ha (gồm 17,3 ha nuôi thâm canh; 30,2 ha nuôi bán thâm canh; 111,3 ha nuôi quảng canh cải tiến và 119,73 ha nuôi theo hình thức quảng canh), tập trung chủ yếu ở các xã: Cốc San, Quang Kim, Bản Qua, thị trấn Bát Xát. Diện tích nuôi cá nước lạnh gần 2 ha, tập trung tại xã Y Tý và xã Dền Sáng.

Để giải quyết những tồn tại của ngành cá ngừ, giúp ngành này phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Với đề án này, tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm giao dịch cá ngừ của cả nước.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị và chính quyền địa phương cùng với sự chủ động sáng tạo của người nuôi nên nhìn chung các chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm 2014 đạt khá.

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).