Làm Giàu Từ Sản Xuất Nho Sạch

Nho là cây trồng đặc trưng có thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân Ninh Thuận. Đã có không ít nông dân Ninh Thuận bằng nỗ lực, cần cù và sáng tạo trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thành công từ nghề trồng nho và từng bước làm giàu từ cây nho.
Điển hình về ông Lê Kim Anh ở xã Thành Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm - một nông dân điển hình sản xuất giỏi từ nghề trồng nho.
Đã có một thời, ông Lê Kim Anh phải từ bỏ cây nho để chuyển sang trồng cây khác vì giá nho thấp, thu nhập bấp bênh. Nhưng vì gắn bó với loại cây trồng đặc thù này của quê hương nên sau vài năm, ông quyết tâm quay lại với nghề trồng nho. Hiện tại, ông có hai vườn nho xanh NH- 0148 quanh năm cho trái và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Ông Lê Kim Anh đang tiếp tục đầu tư và mở rộng diện tích, với quyết tâm mình sẽ làm giàu từ cây nho sạch: “Việc trồng nho cũng có lúc bấp bênh nhưng qua nhiều năm làm thì mình có kinh nghiệm. Tôi cố gắng tìm ra giải pháp làm cho nó đạt hiệu quả về kinh tế”.
Gắn bó với cây nho hơn 15 năm nay, ông Lê Kim Anh hiểu được “tính khí thất thường” của cây nho – một loại cây trồng “nắng không ưa, mưa không chịu”, lại hay bị các loại sâu bệnh tấn công.
Tuy nhiên, nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ sách, báo và những người trồng nho lâu năm, vườn nho của gia đình ông luôn phát triển tốt và cho năng suất cao. Với hơn 3 sào nho, nếu mưa thuận gió hòa và giá cả ổn định, trung bình mỗi vụ, gia đình ông thu nhập 175 triệu đồng.
“Bám” nghề trồng nho đã lâu năm, ông Lê Kim Anh nghiệm ra rằng: trồng nho không hẳn là một nghề nặng nhọc, nếu chịu khó tìm tòi, học hỏi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, hiệu quả kinh tế mang lại từ cây nho rất cao.
Điều mà mọi người thấy quý ở ông là nhiệt tình và tiên phong tham gia các lớp tập huấn và sau đó truyền đạt lại cho nhiều người khác để cùng nhau sản xuất nho sạch tốt hơn.
Ông Huỳnh Thái Liêm, Chủ tịch Hội nông dân xã Thành Hải – thành phố Phan Rang – Tháp Chàm - Ninh Thuận nhận xét: “Ông Kim Anh là người rất nhiệt tình, mỗi lần tham dự lớp tập huấn, ông ấy đều ghi chép rất cẩn thận để về thực hiện trên cây nho của mình. Cho nên, những năm gần đây ông làm rất là đạt năng suất cao, theo định hướng của xã”.
Với suy nghĩ: “cây nho chẳng phụ mình bao giờ nên mình không thể phụ nó”, dù có những lúc “thăng”, lúc “trầm”, ông Lê Kim Anh vẫn quyết tâm “bám” nghề trồng nho. Đất không phụ lòng người – cây nho đã giúp gia đình ông tăng thu nhập, cải thiện đời sống và có điều kiện nuôi con ăn học thành tài.
Có thể bạn quan tâm

Đến thăm khu nuôi tôm công nghiệp theo hình thức khép kín của gia đình ông Bùi Ngọc Liêm, khu 9, phường Hải Hoà (Móng Cái - Quảng Ninh) chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, khâm phục trước quyết tâm và sự mạnh dạn của người nông dân dám nghĩ, dám làm này, mà còn bởi sự say mê, sáng tạo trong lao động của ông.

Thời gian vừa qua, ở ĐBSCL xuất hiện nhiều thương lái lùng sục từng nhà dân tìm mua cá sấu con, khiến loại cá này hút hàng và tăng giá bất thường. Tại An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu… giá cá sấu con tăng gấp đôi so với trước đây, hiện ở mức 550.000 - 700.000 đồng/con (cá sấu 15 - 20 ngày tuổi).

Dù đang vào mùa cao điểm đánh bắt cá ngừ đại dương, nhưng lợi nhuận thu về từ loại cá này không cao khiến nhiều ngư dân chuyển sang đánh bắt cá chuồn.

Sáng ngày 9-6, tại tỉnh Sóc Trăng, Tổng Cục nuôi trồng thủy sản, Cục Thú y vùng VI, Trung Tâm khuyến nông – khuyến ngư quốc gia, đã tổ chức Hội nghị giao ban về tình hình triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ 5 tháng của năm 2015 và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2015 của các tỉnh ven biển phía Nam, ông Nguyễn Phi Điền - phó tổng cục trưởng Tổng Cục nuôi trồng thủy sản chủ trì hội nghị.

Thời tiết diễn biến thất thường làm cho tôm nuôi ở nhiều địa phương như TP. Bạc Liêu, các huyện Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi liên tục gặp rủi ro. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì người nuôi tôm đứng trước nguy cơ thua lỗ từ đầu vụ.