Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Sản Xuất Giống Cây Lâm Nghiệp

Làm Giàu Từ Sản Xuất Giống Cây Lâm Nghiệp
Ngày đăng: 18/02/2014

Những năm gần đây, nghề ươm giống cây lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là ở khu vực miền núi.

Hiện nay đang là thời điểm trồng rừng vụ xuân nên các hộ gia đình ở thôn 2, xã Minh Sơn (Triệu Sơn) khá bận rộn cung ứng cây giống ở vườn ươm cho khách hàng. Bác Nguyễn Văn Trọng, một chủ vườn ươm giống cây lâm nghiệp, cho biết: Trước đây, gia đình chủ yếu làm nông nghiệp nên điều kiện kinh tế khó khăn, tôi xoay đủ nghề mà vẫn nghèo.

Năm 2003, tôi và nhiều hộ dân trong xã tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật ươm giống cây lâm nghiệp do Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa tổ chức, gia đình đầu tư ươm 1 sào keo lai, sau 3 tháng xuất bán, thấy hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, gia đình tôi mở rộng vườn ươm với diện tích 3 sào, hàng năm xuất bán ra thị trường hơn 60 vạn cây keo lai, 20 vạn cây lát..., trừ chi phí gia đình thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Vụ này, gia đình ông Lê Văn Long ở thôn 2, xã Minh Sơn ươm 2 sào keo tai tượng, nhờ được đầu tư chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, nên cây giống của gia đình phát triển tốt. Ước tính mỗi sào bán ra thị trường khoảng 5 vạn cây, với giá bán tại vườn là 3,5 đồng/cây, cho thu nhập 17,5 triệu đồng đồng/sào.

Ngoài ra, gia đình ông còn trồng các loại giống cây khác như: lát, xoan, sao đen... vườn ươm của gia đình ông đang tạo việc làm ổn định cho 3 lao động với thu nhập 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Vào những thời điểm đóng bầu ươm cây giống, ông còn tạo việc làm thời vụ cho 10 lao động địa phương.

Là xã thuộc vùng đồi núi thấp có khí hậu tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây giống, Minh Sơn hiện có 80 hộ ươm cây giống, tập trung chủ yếu quanh núi Rùa và thôn 1, 2.

Ông Trịnh Công Sỹ, Chủ tịch UBND xã Minh Sơn, khẳng định: Nghề ươm cây giống bắt đầu từ năm 2003 và phát triển đến nay. Hàng năm, nghề này mang lại doanh thu từ 2,5 đến 3 tỷ đồng và đang góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.

Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu từ nghề ươm giống cây lâm nghiệp. Để nghề ươm giống cây phát triển hơn nữa, xã đã và đang tạo điều kiện để nhân dân được vay vốn đầu tư sản xuất, mở rộng diện tích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu thuê đất từ 1 đến 1,5 ha trở lên để đầu tư trang trại sản xuất cây giống lâm nghiệp.

Trong những năm qua, các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất giống và kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cơ bản bảo đảm cung cấp giống cây lâm nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ trồng rừng. Tuyển chọn và lai tạo các giống cây có năng suất, chất lượng cao phục vụ các chương trình, dự án trồng rừng.

Nghề ươm giống cây lâm nghiệp cũng đang tạo việc làm có thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân. Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh phấn đấu trồng 10.860 ha rừng tập trung, chính vì vậy cần một số lượng giống cây trồng tương đối lớn. Đây là điều kiện để các địa phương phát triển nghề ươm giống cây lâm nghiệp.v


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Phát Triển Theo Hướng Trang Trại, Gia Công Chăn Nuôi Phát Triển Theo Hướng Trang Trại, Gia Công

Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.

06/03/2014
Khuyến Nông Với Nuôi Trồng Thủy Sản Miền Núi Nghệ An Khuyến Nông Với Nuôi Trồng Thủy Sản Miền Núi Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn

07/03/2014
Nguyên Liệu Cho Xuất Khẩu Thủy Sản Bao Giờ Mới Hết Thiếu? Nguyên Liệu Cho Xuất Khẩu Thủy Sản Bao Giờ Mới Hết Thiếu?

Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?

07/03/2014
Hiệu Quả Ứng Dụng Máy Dò Ngang Trong Đánh Bắt Hải Sản Hiệu Quả Ứng Dụng Máy Dò Ngang Trong Đánh Bắt Hải Sản

Ngoài yếu tố ngư trường nói trên, không thể không kể tới tác động từ việc phát triển tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị hiện đại của ngư dân, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng máy dò ngang trong khai thác đánh bắt.

07/03/2014
Phòng Ngừa Bệnh Đốm Trắng Phòng Ngừa Bệnh Đốm Trắng

Mức độ thiệt hại trên tôm nuôi giai đoạn đầu thả giống ở Sóc Trăng đã lên hơn 1.400 ha. Sau gần 2 tháng thời tiết lạnh bất thường, hiện tượng bệnh đốm trắng bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều nhất là thị xã Vĩnh Châu. Xuất phát từ nguyên nhân này mà tiến độ thả nuôi chậm lại để xử lý ao nuôi, thả thăm dò để theo dõi diễn biến thời tiết.

07/03/2014