Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Rau Sạch Ở Hà Nội

Làm Giàu Từ Rau Sạch Ở Hà Nội
Ngày đăng: 19/05/2012

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.

Nằm ven sông Hồng, phường Lĩnh Nam được thiên nhiên ban tặng cho đất đai phù sa, màu mỡ. Tận dụng ưu thế này, hàng trăm năm qua, người dân nơi đây đã phát triển nghề trồng rau. Để giúp nông dân nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, canh tác rau sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao, Ban Quản trị HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam luôn trăn trở tìm hướng đi cho vùng chuyên canh rau sao cho hiệu quả và bền vững, trong đó quan tâm đến việc trồng rau theo hướng RAT.

Đến nay, toàn phường có 800 hộ trồng rau với diện tích trên 100 ha theo quy trình sản xuất RAT, có hệ thống nhà lưới, hệ thống dẫn nước tưới sạch ngay tại bờ và hệ thống nhà sơ chế. Rau ở Lĩnh Nam cho thu nhập quanh năm, năng suất cao và chất lượng đảm bảo, được thị trường chấp nhận. Mặc dù HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam mới chỉ thu mua được 1/3 lượng rau sản xuất trong vùng, tương đương với khoảng 13 tấn/ngày nhưng cũng đã giúp người dân có được một kênh tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, với lợi thế gần chợ đầu mối nên các tư thương về mua buôn rất nhiều, không có tình trạng bị ép giá.

Theo ông Lê Hồng Minh, Phó Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam, để có được những thay đổi trong tập quán sản xuất của bà con trong vùng như hiện nay. Thời gian đầu, khi mới triển khai mô hình, HTX thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình nhằm bảo vệ môi trường và giảm chi phí trong sản xuất. Bên cạnh đó, người dân còn được hỗ trợ 40% kinh phí xây dựng cơ bản như: lưới che, hệ thống ống dẫn nước tưới... Lúc đầu, khi mới triển khai mô hình theo tiêu chuẩn, quy trình trồng RAT, người dân còn hoài nghi vì chi phí cho trồng RAT cao hơn so với trồng rau theo kiểu truyền thống. Song được sự hỗ trợ của Hội Nông dân TP trong việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân Lĩnh Nam đã yên tâm sản xuất với mô hình này.

Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rau khác nhau, giá thành thấp nhưng rau của phường Lĩnh Nam vẫn được nhiều khách hàng biết đến và chủ động đến ký hợp đồng mua với số lượng lớn như bếp ăn của Công ty Bánh kẹo Hải Hà (400 kg/ngày), Trường tiểu học Phương Liệt (200 kg/ngày) và nhiều bếp ăn của các trường nầm non trong vùng… Nghề trồng rau đã và đang mang lại đời sống kinh tế khá giả cho người dân nơi đây với thu nhập bình quân từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu tôm và bài toán cung cầu lợi nhuận Xuất khẩu tôm và bài toán cung cầu lợi nhuận

Trong những năm gần đây, mặt hàng tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Năm 2014, XK tôm Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013 và chiếm 50% giá trị XK thủy sản.

13/06/2015
Nuôi bò mô hình thoát nghèo hiệu quả Nuôi bò mô hình thoát nghèo hiệu quả

Thời gian qua, việc chăn nuôi bò đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững. Trong đó, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang có hơn 50% gia đình thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.

13/06/2015
Nuôi thỏ kết hợp giun quế tăng thu nhập, sạch môi trường Nuôi thỏ kết hợp giun quế tăng thu nhập, sạch môi trường

Nhờ nuôi thỏ kết hợp giun quế, gia đình anh Đào Duy Chung, thôn Đại Phú 2, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) không chỉ thu lãi gần 200 triệu đồng/năm mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

13/06/2015
Vua nuôi heo rừng ở TP Quy Nhơn (Bình Định) Vua nuôi heo rừng ở TP Quy Nhơn (Bình Định)

Ở TP Quy Nhơn (Bình Định) có một trang trại chăn nuôi heo rừng bán hoang dã quy mô lớn nhất tỉnh. Ðó là trang trại của ông Phan Ðình Chạng, tại thôn Hội Giáo, xã Nhơn Hội. Người dân địa phương thường gọi ông là “vua” nuôi heo rừng.

13/06/2015
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Mấy năm gần đây, gia đình chị Trần Thị Sản, thôn Lung Luông, xã Hồng Quang (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/năm.

13/06/2015