Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Tôm, Cua Kết Hợp Ở Cà Mau

Làm Giàu Từ Nuôi Tôm, Cua Kết Hợp Ở Cà Mau
Ngày đăng: 24/09/2012

Mỗi năm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 10.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, đã trở nên giàu có. Ông Nguyễn Văn Thượng ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân là một điển hình.

 
Với 4,7 ha đất sản xuất, nhiều năm qua ông Nguyễn Văn Thượng nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, kết hợp với nuôi cá và nuôi cua. Cách mà ông thực hiện là mỗi tháng thả từ 1.000 - 2.000 con cua giống, đồng thời thả khoảng 40.000 con tôm giống. 
Đối với ông, không phải là “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” như kinh nghiệm cha ông đã dạy, mà điều quan trọng số một là phải chọn được con giống bảo đảm chất lượng và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình nuôi thì mới mang lại hiệu quả. 
Con tôm giống sau khi thả nuôi được hai tháng, ông mạnh dạn lấy nước đục ở ngoài sông vào để có thêm nhiều thức ăn tự nhiên. Trong quá trình nuôi, hạn chế việc sên vét, phải chừa sình để con tôm có nơi trú ẩn. Nếu tôm không lột được vỏ, ông đưa nước vào vuông cho đầy và dùng dây thuốc cá để kích thích cho tôm lột vỏ. 
Cách nuôi này đã giúp ông liên tiếp nhiều năm ông thành công. Bình quân mỗi năm ông thu nhập từ tôm, cua 220 triệu đồng đồng, trong đó tôm 150 triệu đồng, cua 70 triệu đồng. Nhiều bà con trong xã Tân Dân đến tìm hiểu và học tập theo ông. Đây cũng là một trong 30 mô hình điểm được Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi chọn để nhân rộng trong năm 2012. 
Không những nuôi thủy sản hiệu quả, ông Nguyễn Văn Thượng còn là một trong những nông dân thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con của huyện Đầm Dơi. 
Ngoài 3 ao nuôi cá vồ, cá sặc, cá trê, ông còn dành 3.000 m2 đất để làm vườn. Trên diện tích này, ông trồng đủ loại rau màu, cây ăn trái, vừa góp phần làm cho môi trường xanh mát, vừa có nguồn thực phẩm phục vụ bữa ăn hằng ngày, tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt gia đình. 
Ông Trương Văn Hạnh, Trưởng ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, cho biết: “Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thượng còn giúp đỡ nhiều những hộ khó khăn về vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất để bà con có điều kiện vươn lên”.


Có thể bạn quan tâm

Giá Nhãn Tăng Gấp Đôi Giá Nhãn Tăng Gấp Đôi

Tại các vùng trồng nhiều như Chí Linh, Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dương)... các tiểu thương mua nhãn quả với giá 15-20 nghìn đồng/kg (tùy loại), cao gấp đôi so với năm ngoái.

24/07/2013
Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Ở Trên Chim Cút Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Ở Trên Chim Cút

Ngày 23.7, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại hai xã Phú Kiết và Hòa Tịnh thuộc huyện Chợ Gạo.

24/07/2013
Kiên Trì Nuôi Ếch Mang Lại Hiệu Quả Kiên Trì Nuôi Ếch Mang Lại Hiệu Quả

Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức.

25/07/2013
Người Nông Dân Và Cây Lúa Hôm Nay Người Nông Dân Và Cây Lúa Hôm Nay

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

25/07/2013
Hướng Đi Nào Cho Nghề Nuôi Và Xuất Khẩu Cá Tra Hướng Đi Nào Cho Nghề Nuôi Và Xuất Khẩu Cá Tra

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.

26/07/2013