Làm Giàu Từ Nuôi Tôm, Cua Kết Hợp Ở Cà Mau

Mỗi năm huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 10.000 nông dân sản xuất giỏi các cấp. Nhiều hộ nhờ cần cù, chịu khó, áp dụng tốt khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chăn nuôi và thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con, đã trở nên giàu có. Ông Nguyễn Văn Thượng ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân là một điển hình.
Với 4,7 ha đất sản xuất, nhiều năm qua ông Nguyễn Văn Thượng nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, kết hợp với nuôi cá và nuôi cua. Cách mà ông thực hiện là mỗi tháng thả từ 1.000 - 2.000 con cua giống, đồng thời thả khoảng 40.000 con tôm giống.
Đối với ông, không phải là “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” như kinh nghiệm cha ông đã dạy, mà điều quan trọng số một là phải chọn được con giống bảo đảm chất lượng và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình nuôi thì mới mang lại hiệu quả.
Con tôm giống sau khi thả nuôi được hai tháng, ông mạnh dạn lấy nước đục ở ngoài sông vào để có thêm nhiều thức ăn tự nhiên. Trong quá trình nuôi, hạn chế việc sên vét, phải chừa sình để con tôm có nơi trú ẩn. Nếu tôm không lột được vỏ, ông đưa nước vào vuông cho đầy và dùng dây thuốc cá để kích thích cho tôm lột vỏ.
Cách nuôi này đã giúp ông liên tiếp nhiều năm ông thành công. Bình quân mỗi năm ông thu nhập từ tôm, cua 220 triệu đồng đồng, trong đó tôm 150 triệu đồng, cua 70 triệu đồng. Nhiều bà con trong xã Tân Dân đến tìm hiểu và học tập theo ông. Đây cũng là một trong 30 mô hình điểm được Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi chọn để nhân rộng trong năm 2012.
Không những nuôi thủy sản hiệu quả, ông Nguyễn Văn Thượng còn là một trong những nông dân thực hiện tốt chủ trương đa cây, đa con của huyện Đầm Dơi.
Ngoài 3 ao nuôi cá vồ, cá sặc, cá trê, ông còn dành 3.000 m2 đất để làm vườn. Trên diện tích này, ông trồng đủ loại rau màu, cây ăn trái, vừa góp phần làm cho môi trường xanh mát, vừa có nguồn thực phẩm phục vụ bữa ăn hằng ngày, tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt gia đình.
Ông Trương Văn Hạnh, Trưởng ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân, cho biết: “Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thượng còn giúp đỡ nhiều những hộ khó khăn về vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất để bà con có điều kiện vươn lên”.
Có thể bạn quan tâm

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).
Nhằm tìm ra những đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần đa dạng cơ cấu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7/2015, Trung tâm Thủy sản triển khai thí điểm mô hình “nuôi cá chạch đồng trong ao” bằng nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 400 triệu đồng.