Làm giàu từ nuôi gà ấp trứng

Nhờ táo bạo và kiên trì, đến nay các sản phẩm của bà đã có mặt ở nhiều địa phương trong nước, được chính quyền xã đặt hàng làm giống cho dự án xóa đói giảm nghèo.
Men theo con đường đất đầy bùn lầy do những trận mưa hồi sáng, chúng tôi tìm đến trang trại của bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, nơi nuôi gần 4.000 con gà và hàng chục vạn con giống xuất bán ra thị trường mỗi năm.
Nuôi gà ấp trứng an toàn, sạch bệnh giúp bà Hạnh có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Hạnh tâm sự: “Nung nấu ý định chăn nuôi ngay từ giai đoạn đầu khởi nghiệp, tôi đã tìm đến những mô hình chăn nuôi hiệu quả trong địa phương để học hỏi.
Lúc đó, không hiểu vì sao tôi lại quyết định nuôi gà, trong khi con bò và con heo đều có thể đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Cũng thời điểm đó, nhiều người khuyên tôi nuôi gà bán thịt, vì có lãi nhiều.
Tuy nhiên, sau một thời gian suy nghĩ, tôi quyết định tìm hiểu các mô hình nuôi gà ấp trứng cung cấp giống và nhận thấy có hiệu quả cao nên quyết định theo đuổi”.
Khởi đầu với một lò ấp trứng công suất nhỏ, hai vợ chồng bà Hạnh dành khu đất phía sau nhà làm nơi sản xuất. Hồi đó, kinh nghiệm chưa nhiều, bà liên tiếp gặp phải thất bại, gà chết nhiều, gà con úm ra không bao lâu thì mắc đủ thứ bệnh.
Khó khăn tiếp tục đổ dồn về trang trại khi đợt dịch cúm gia cầm năm 2005 cuốn phăng tất cả mọi công sức, tiền bạc mà hai vợ chồng dày công gây dựng.
Thành công nối tiếp thành công, đến nay gia đình bà Hạnh đã mở rộng đầu tư được 11 máy ấp trứng công suất 1.000 con/lần úm/máy. Trang trại đang nuôi gần 4.000 gà mái, hàng ngàn con gà con trong lồng úm chờ giao cho khách. Gà giống có giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/con. Với hàng chục vạn gà giống xuất bán mỗi năm, gia đình bà thu lời hàng trăm triệu đồng. |
Đợt đó, duy chỉ có một con gà trong đàn chết chưa rõ nguyên nhân, nhưng nghi ngờ dính H5N1 nên vợ chồng bà vẫn chấp hành quy định của Nhà nước, đem tiêu hủy cả đàn, thiệt hại hơn 100 triệu.
“Vợ chồng tôi cứ tự an ủi nhau, thất bại là mẹ thành công. Vì thế, đã làm thì làm cho tới, không nản, không nhụt chí. Nuốt nước mắt vào trong, tôi cùng chồng một lần nữa vay mượn làm lại từ đầu.
Sau thất bại đó, chúng tôi gây dựng lại đàn rất nhanh, khách đặt hàng ngày càng nhiều, chẳng mấy chốc chúng tôi đã hoàn vốn”, bà cho biết.
Nói về kỹ thuật úm gà, bà Hạnh cho rằng, úm trứng gà phù hợp nhất là ở nhiệt độ 37 độ C, để liên tục trong máy 5 ngày, sau đó thay đợt khác. Trung bình một tháng úm 6 lần, máy chạy liên tục suốt ngày đêm không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, tỷ lệ úm thành gà con khỏe mạnh cũng không phải dễ.
Bà cho biết, bản thân mỗi con gà đẻ trứng ra cũng có trứng khỏe trứng yếu, trứng tốt trứng xấu. Do đó, khi úm ra con giống cũng có con được con mất, chứ không thể ra gà con 100% được.
“Vì thế, tỷ lệ ấp thành công cũng chỉ khoảng 70%, cứ 1.000 trứng thì được 700 con, đó là đã đạt lắm rồi!”, bà nói.
Chung sức chung lòng, hai vợ chồng chia nhau mỗi người một việc, tập trung hết thời gian, công sức cho chuồng trại của mình. Chồng lo chính về kỹ thuật, thời gian úm gà, bà Hạnh đi giao tiếp bên ngoài tìm khách hàng, đầu mối.
Cả đàn gà hàng ngàn con, hai vợ chồng và một anh nhân công nữa, cùng lo liệu. Từ cho ăn, chăm sóc, thuốc men, tiêm chủng... được thực hiện đầy đủ. Nhờ đó, gà con bán ra ngày một nhiều. T
rang trại của bà Hạnh còn nhận được đơn đặt hàng của chính quyền xã cung cấp gà giống cho dự án xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.

Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.

Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản vừa cấp phép cho trái xoài Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để xoài Đồng Nai thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần và đủ” về tiêu chuẩn, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn quá trình sản xuất của nông dân.

Tính đến đầu tháng 7, có 24 nghìn tấn vải thiều đã được xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tới thị trường Trung Quốc, đạt giá trị (theo khai báo hải quan) 10,8 triệu USD. Trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu chính ngạch chiếm ưu thế với 20.100 tấn.