Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ nuôi dúi

Làm giàu từ nuôi dúi
Ngày đăng: 07/09/2015

Bắt tay vào nghề chăn nuôi từ rất lâu song mãi đến năm 1999 trở lại đây, anh Dư Văn Hai mới chuyên tâm vào con dúi. Trước đó, anh đã từng nuôi lợn theo hướng công nghiệp, tuy nhiên, với suy nghĩ, thị trường chăn nuôi lợn trong tương lai sẽ bão hòa, nên anh Hai chuyển hướng sang nuôi dúi và một số động vật hoang dã khác như: Kỳ đà, rắn, nhím, hươu, lợn rừng...

Khi mới bắt tay vào nuôi dúi, anh Hai gặp rất nhiều khó khăn do chưa nắm bắt được thuộc tính cũng như quy trình chăn nuôi của loài này.

Thậm chí, nhiều lứa dúi của gia đình anh Hai cứ lần lượt lăn ra chết do chế độ ăn không phù hợp. Thiệt hại kinh tế đối với việc nuôi dúi khá nhiều, song anh Hai không chịu từ bỏ. Quyết tâm tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những hộ chăn nuôi dúi khác, phải 6 - 7 năm sau anh Hai mới thông thạo, nắm bắt vững các thuộc tính riêng của loài dúi. Và khi đã biết cách chăm sóc, việc nuôi dúi với anh Dư Văn Hai hiện nay hết sức đơn giản.

Dúi là động vật thuộc họ gặm nhấm, hình thù bên ngoài không khác chuột là mấy. Khi trưởng thành, trọng lượng của dúi có thể đạt 3kg/con (còn trung bình từ 1,6 - 1,7kg). Thịt dúi thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên được nhiều thực khách ưa thích.

Nhiều năm trở lại đây, thịt dúi luôn trong tình trạng cung không đủ cầu, do đó, việc chăn nuôi của anh Hai gặp nhiều thuận lợi. Theo anh Dư Văn Hai: "Đặc tính của dúi là đẻ nhiều, mỗi năm dúi thường đẻ từ 2 - 4 lứa, mỗi lứa từ 2 - 6 con. Tuy nhiên, do tốc độ sinh trưởng của dúi chậm, nên mỗi năm chỉ có thể xuất chuồng được 1 lứa.

Vì vậy, dù nhiều hộ phát triển chăn nuôi song thịt dúi vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Thức ăn chủ yếu của loài vật này là tre bánh tẻ, cây bông lau và mía. Đối với các loại thức ăn tinh bột chỉ cho ăn tối đa từ 2 - 3 lần trong tháng, do đó, kinh phí để đầu tư nuôi con dúi không đáng kể. Trong khi đó, giá thương phẩm dúi tại trang trại đang được bán từ 300 - 400 nghìn đồng/kg".

Hiện nay, gia đình anh Dư Văn Hai thường xuyên nuôi khoảng 2.000 con dúi để cung cấp cho 500 nhà hàng (trong và ngoài tỉnh). Trong tháng 8/2015, gia đình anh Hai xuất chuồng gần 7 tạ dúi cho các nhà hàng phục vụ dịp nghỉ lễ 2/9. Anh Dư Văn Hai cho biết: Thời điểm này không có dúi để bán. Từ sáng đến giờ, nhiều nhà hàng gọi điện báo thêm hàng mà không có.

Trong năm, mặt hàng đặc sản này đắt khách nhất vào dịp 30/4 - 1/5 và mùng 2/9. Vì vậy, toàn bộ dúi thương phẩm của gia đình tôi đều được các nhà hàng đến thu gom hết. Số dúi còn lại hiện nay chủ yếu là dúi giống, phải qua Tết Nguyên đán, lứa dúi này mới lại xuất chuồng được.

Mặc dù nuôi khá nhiều loại con vật đặc sản khác như: Rắn, kỳ đà, nhím, hươu, lợn rừng... song anh Dư Văn Hai vẫn nhìn nhận và đánh giá việc chăn nuôi dúi cho hiệu quả kinh tế số 1. Lý do là chăn nuôi loài động vật này khá nhàn rỗi; kinh phí cho thức ăn, chuồng trại không tốn kém, đặc biệt là giá bán và đầu ra rất ổn định nên anh Hai đã và đang mở rộng quy mô chăn nuôi dúi, dần thu hẹp một số vật nuôi kém hiệu quả như rắn, nhím.

Nhìn nhận và đánh giá xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người dân hiện nay, anh Hai cho biết: Trong tương lai, những động vật ăn thực phẩm sạch sẽ được người dân ưa chuộng hơn so với những giống nuôi theo hướng tăng trọng.

Vì vậy, ngoài con dúi, tôi còn có ý định nuôi thêm cả dê núi. Thực tế, do thịt dúi đắt đỏ nên rất kén khách hàng.

Phải là những người có tiền mới có điều kiện ăn thường xuyên. Trong khi đó, thịt dê vừa sạch, vừa rẻ, nên khối lượng tiêu thụ chắc chắn sẽ nhiều hơn. Thậm chí, các công nhân ở những khu công nghiệp cũng có điều kiện ăn thường xuyên nên việc chăn nuôi dê sẽ có cơ hội phát triển. Hơn nữa, do giáp rừng Tam Đảo nên khí hậu và nguồn thức ăn phục vụ việc chăn thả dê ở đây cũng thuận lợi.

Vì vậy, mới đây, tôi đã đầu tư xây dựng thêm lán trại; mua dê bố mẹ và dê giống đưa vào chăn nuôi. Dự kiến, quy mô đàn dê của gia đình tôi không dưới 500 con và sẽ xuất chuồng lứa đầu vào giữa năm 2016.

Để đảm bảo việc vận chuyển và thu mua dê thuận lợi, anh Dư Văn Hai đã và đang đầu tư kinh phí để mở rộng đường vào khu trang trại chăn nuôi của gia đình. Với việc dám nghĩ, dám làm; luôn có sự tìm tòi, đánh giá, phân tích nhu cầu tiêu thụ thị trường nên anh Hai đã có những bước đi đúng đắn trong phát triển chăn nuôi. Từ việc nuôi dúi và một số động vật hoang dã khác, thu nhập hàng năm của gia đình anh Dư Văn Hai đạt từ 200 - 500 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, nơi đây còn là địa điểm tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm và cung cấp nhiều loại giống cho bà con nông dân ở trong và ngoài tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cỏ Nuôi Trâu Bò: Khỏi Lo Vật Nuôi Phá Nương Trồng Cỏ Nuôi Trâu Bò: Khỏi Lo Vật Nuôi Phá Nương

Cỏ VA06 cho năng suất vô địch, có thể đạt 300-350tấn/năm/ha. Cỏ lại có chất lượng tốt, vì vậy, VA06 được khuyến cáo trồng ở khắp nơi. Đó sẽ là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu cho trâu bò và các loài động vật ăn cỏ khác.

14/06/2012
Dân “Kêu Trời” Vì Sắn Ứ Đọng Dân “Kêu Trời” Vì Sắn Ứ Đọng

Do có quá nhiều nông dân thu hoạch sắn cùng một lúc đã dẫn đến tình trạng Nhà máy không tiêu thụ hết, sắn ứ đọng có nguy cơ phải đổ bỏ. Giá sắn lên cao ngất ngưởng trong năm ngoái đã khiến cho hàng nghìn nông dân mở rộng diện tích sắn. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, áp lực thu sắn chạy lũ trong khi việc tiêu thụ khó khăn đang khiến cho người trồng sắn kêu trời

05/10/2011
Ngành Thủy Sản Trước Tác Động Của Giá Xăng Dầu Và Biến Động Thị Trường Ngành Thủy Sản Trước Tác Động Của Giá Xăng Dầu Và Biến Động Thị Trường

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản đang gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chi phí đầu vào tăng cao, thị trường cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, ngành thủy sản vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy, ngoài những nỗ lực tự thân của ngư dân, các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã tiếp sức cho ngư dân yên tâm bám biển.

06/04/2012
Thành Công Với Vật Nuôi Mới Thành Công Với Vật Nuôi Mới

Gần 7 năm nuôi nhím, anh Nguyễn Bá Hồng (tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) giờ đây đã có trại nuôi nhím với quy mô gần 100 con và cả đàn chồn nhung đen 300 con.

15/06/2012
Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân Gặp Rủi Ro Trên Biển Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân Gặp Rủi Ro Trên Biển

Mục đích của việc xây dựng quỹ là để hỗ trợ cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển, các con tàu làm công tác dịch vụ hậu cần trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, gặp rủi ro thiệt hại do thiên tai, do tàu thuyền nước ngoài bắt giữ, cướp phá tài sản...

10/10/2011