Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Động Vật Hoang Dã

Làm Giàu Từ Nuôi Động Vật Hoang Dã
Ngày đăng: 07/05/2012

Sau những lần thất bại với mô hình nuôi thỏ, anh Huỳnh Chí Công (34 tuổi), ngụ tại xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM lân la khắp các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ tìm kiếm mô hình chăn nuôi phù hợp với nghề nông của mình. Và mô hình nuôi rắn ráo trâu được anh lựa chọn để phát triển thành trang trại như ngày nay.

Công kể: “Năm 2008 mình vay ngân hàng 200 triệu đồng để đầu tư nuôi rắn. Ban đầu mình bỏ ra 80 triệu đồng để mua con giống, số tiền còn lại dùng cho việc xây dựng chuồng trại và mua thức ăn (ếch, nhái) cho rắn. Tuy nhiên, do lần đầu tiên nuôi nên chưa có kinh nghiệm trong việc dự trữ và chủ động nguồn thức ăn khiến luôn bị thiếu hụt, dẫn đến rắn chết hàng loạt và lỗ nặng”.

Dù thất bại nhưng anh không hề nản chí mà tiếp tục tìm tòi, học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm. Năm 2010, anh vay được 40 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và tiếp tục thực hiện mô hình này. Rút kinh nghiệm từ lần trước, lần này anh xây thêm ao hồ nuôi ếch, nhái để làm thức ăn cho rắn, tránh phải đi mua từ bên ngoài với giá quá cao. Sau lứa xuất chuồng đó (năm 2011) anh lời được 170 triệu đồng. Cứ thế, lứa xuất chuồng rắn lứa sau bao giờ lợi nhuận cũng cao hơn lứa trước.

Hiện trang trại của anh có gần 300 con rắn thịt (mỗi con nặng hơn 1 kg), giá rắn bán dao động từ 900.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg. Đó là chưa kể anh đang sở hữu 200 con rắn sinh sản, một con rắn mẹ đẻ 2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ từ 12 đến 20 trứng, giá bán từ 100.000 đến 120.000 đồng/trứng.

Để tận dụng số thức ăn thừa của rắn, anh quyết định nuôi thêm kỳ đà để xử lý, bởi các loại ếch, nhái chết là thứ khoái khẩu của kỳ đà. Anh Công chia sẻ: “So với rắn, kỳ đà dễ nuôi hơn và có lợi nhuận cao hơn rất nhiều”. Muốn nuôi kỳ đà để đạt lợi nhuận cao chúng ta nên mua kỳ đà giống vào khoảng tháng 4, 5 (thời điểm kỳ đà sinh sản nên giá rất rẻ, chừng 380.000 đồng/kg) và nuôi trong thời gian từ 7 đến 8 tháng (tức tháng 1 và 2 của năm sau, lúc đó mỗi con kỳ đà có trọng lượng từ 2,5 đến 3 kg). Sau đó cho xuất chuồng vì thời điểm đó thị trường rất hút hàng, giá kỳ đà bao giờ cũng cao đỉnh điểm (dao động từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg)”.

Anh Công cho biết thêm: Mình vừa mua hơn 1 tấn kỳ đà giống (gần 400 triệu đồng), nếu thuận buồm xuôi gió thì vào tháng 1 hoặc tháng 2.2013 sẽ xuất chuồng, ước tính lợi nhuận gần cả tỉ đồng”.

Ngoài nuôi rắn và kỳ đà, hiện anh Công còn nuôi thêm chim trĩ đỏ với số lượng 40 con giống trưởng thành, trong đó có hơn 30 chim mái đang trong thời gian sinh sản. Anh cho biết: “Một con chim trĩ mái có thể đẻ từ 80 đến 100 trứng/năm. Sau khi chim đẻ, mình đưa vào lò ấp điện với tỷ lệ nở thành con trên 60%. Giá bán một con chim trĩ con nở khoảng 1 tuần tuổi là 200.000 đồng. Còn một con chim trĩ giống có trọng lượng 1,2 kg giá bán 1,5 triệu đồng/con”. Làm một phép tính nhẩm, mỗi năm anh thu về không dưới 100 triệu đồng với mô hình nuôi chim trĩ đỏ.

Nói về những dự định cho tương lai, anh chia sẻ: “Mình đang có kế hoạch xây thêm chuồng trại với tổng diện tích khoảng 4.000 m2 (gấp đôi hiện nay). Lúc đó, trang trại ngoài việc cung cấp các loại rắn, kỳ đà, chim trĩ thịt còn cung cấp con giống uy tín, chất lượng và sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi để bất kỳ ai cũng có thể thành công với mô hình này”.

Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu Tìm Kiếm Thị Trường Trong Và Ngoài Nước Hỗ Trợ Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu Tìm Kiếm Thị Trường Trong Và Ngoài Nước

Theo lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), hiện đơn vị có 60 hộ xã viên với diện tích sản xuất khoảng 40 ha, cho sản lượng hành thương phẩm khoảng 720 tấn. Từ khi được thành lập cuối tháng 3/2014 đến nay, HTX hành tím Vĩnh Châu đã có dịp tham gia nhiều đoàn xúc tiến thương mại trong, ngoài nước và các cuộc hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.

10/12/2014
Diện Tích Nhiễm Đối Tượng Dịch Hại Trên Lúa Đông Xuân Giảm Diện Tích Nhiễm Đối Tượng Dịch Hại Trên Lúa Đông Xuân Giảm

Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.

10/12/2014
1.000ha Lúa Đông Xuân Được Bao Tiêu 1.000ha Lúa Đông Xuân Được Bao Tiêu

Nông dân được công ty cung cấp lúa giống chất lượng cao với giá thấp hơn thị trường 200 - 300 đồng/kg và sẽ hoàn vốn cho công ty khi thu hoạch xong; được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp để đem lại hiệu quả cao nhất. Khi thu hoạch, công ty sẽ hỗ trợ nông dân công chuyên chở về nhà máy và mua với giá cao hơn thị trường từ 200 - 400 đồng/kg.

10/12/2014
Thanh Long Bình Thuận “Gập Ghềnh” Nơi Biên Giới Thanh Long Bình Thuận “Gập Ghềnh” Nơi Biên Giới

Thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua hai cửa khẩu: Pò Chài và Hà Khẩu. Mỗi năm tại các cửa khẩu đã tiêu thụ hơn 300.000 tấn thanh long Bình Thuận (chiếm 65% sản lượng thanh long toàn tỉnh). Song, con đường trái thanh long đến với thị trường Trung Quốc đầy “gập ghềnh” nơi biên giới.

10/12/2014
Thu Nhập Cao Từ Vườn Cây Ăn Quả Thu Nhập Cao Từ Vườn Cây Ăn Quả

Ông Nguyễn Xuân Định (khu Tân Mai, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) nổi tiếng ở thị xã với nguồn thu nhập cao từ vườn cây ăn trái. Nhiều năm trước, ông Định đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc cây trên cơ sở đặc tính của từng loại cây trồng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất vườn đồi. Mô hình phát triển kinh tế của ông đã được nhiều gia đình học tập kinh nghiệm và làm theo.

10/12/2014