Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nuôi Chim Bồ Câu

Làm Giàu Từ Nuôi Chim Bồ Câu
Ngày đăng: 24/12/2013

Từ một công nhân cạo mủ cao su thuê, chỉ sau vài năm chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp, anh Lê Hoài Khanh (SN 1976, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát - Bình Dương) đã có của ăn của để.

Nhiều năm trước, anh Khanh là công nhân cạo mủ cao su. Năm 2009, anh được bạn bè giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu Pháp ở TP.HCM. Qua ghi nhận thực tế, thấy mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho hiệu quả kinh tế cao, có thể áp dụng phát triển tại quê hương mình, anh Khanh đã tiếp cận học hỏi kinh nghiệm rồi quyên góp tiền mua 200 cặp giống về nuôi. Từ nguồn vốn 100 triệu đồng được tích góp trong mấy năm làm công nhân, anh xây dựng chuồng trại rộng 200m2. Qua thời gian nuôi thử nghiệm, với sự cần cù, chịu khó và ham học hỏi, đến nay số bồ câu trong trang trại của anh đã lên đến 1.500 con.

Với những thành công bước đầu, anh Khanh chia sẻ kinh nghiệm, nuôi chim bồ câu không khó, chúng dễ tính, rất ít bị bệnh, chỉ cần có chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng là được. Về cách cho ăn, mỗi ngày cho ăn 2 lần, chủ yếu là lúa và bắp, nước uống sạch. Trong chế độ cho ăn, thường xuyên bổ sung Vitamin B1, Vitamin C thì sẽ rất yên tâm. Để nuôi chim bồ câu sinh sản cho hiệu quả cao hơn thì trong khẩu phần ăn nên cho ăn thêm cám công nghiệp của gà đẻ.

Đối với việc tiêu thụ sản phẩm, anh Khanh cho biết, do chim bồ câu là loại thực phẩm bổ dưỡng, giá không quá cao nên từ khi nuôi đến nay, gia đình anh thường có khách hàng vào tận nơi đặt hàng, nhiều khi không có đủ hàng để bán. Là một con vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh, từ khi nở cho đến khi bồ câu ra ràng là 45 ngày, trong khoảng thời gian này bồ câu mẹ có thể vừa đẻ vừa nuôi con nên tốc độ tăng đàn và quay vòng, thu hồi vốn khá nhanh.

Bình quân mỗi tháng gia đình anh xuất bán 400 cặp chim thịt với giá 90.000 đồng/cặp. Sau khi trừ các chi phí thức ăn, thuốc thú y… mỗi tháng gia đình anh thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng.

Thành công với mô hình nuôi chim bồ câu, giữa năm 2013, anh Khanh tiếp tục đầu tư vốn nuôi thêm 500 con gà thả vườn. Mới đây anh vừa xuất bán lứa đầu tiên, anh cho biết, vì bán lai rai nên hiện tại chưa tính được số tiền lời là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo nhẩm tỉnh thì nuôi gà cũng mang lại thu nhập khá ổn định, dễ tiêu thụ.

Nhờ đức tính cần cù, chịu khó, sau gần 5 năm mở trang trại chăn nuôi bồ câu và đàn gà, anh Khanh đã xây được ngôi nhà khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình. Anh còn sắm một xe tải để làm thêm nghề thu mua mủ cao su, bán lại cho các công ty. Với những gì làm được anh Lê Hoài Khanh đã khẳng định sức trẻ trên chính mảnh đất quê hương mình.


Có thể bạn quan tâm

Đột Phá Từ Giống Lúa Lai KC06-1 Đột Phá Từ Giống Lúa Lai KC06-1

Thời gian đầu, cây lúa phát triển không khỏe như giống đối chứng OM4900, nhưng sau đó, ưu thế của giống lúa lai KC06-1 phát huy hiệu quả, lượng nhánh sinh sôi mạnh hơn, giúp số bông lúa trên bụi nhiều hơn, hạt chắc hơn, ít hạt lép. Nhưng điều anh ấn tượng là giống lúa này không bị bệnh đạo ôn, loại bệnh phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

03/03/2015
Nông Dân Tây Ninh Tranh Thủ Xuống Giống Khoai Mì Nông Dân Tây Ninh Tranh Thủ Xuống Giống Khoai Mì

Năm nay, Tết Nguyên đán vào đúng vào thời gian cao điểm để người dân xuống giống trồng cây khoai mì trong lòng hồ, nên nhiều gia đình ngay từ mùng 2 Tết đã tranh thủ ra đồng, xuống giống cho kịp thời vụ. Hiện không khí tại vùng đất bán ngập này diễn ra rất nhộn nhịp.

03/03/2015
Sắp Có Thêm Giống Lúa Lai Thơm Mới Cho Đồng Bàng Sông Cửu Long Sắp Có Thêm Giống Lúa Lai Thơm Mới Cho Đồng Bàng Sông Cửu Long

Sáng 27-02 tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã tổ chức hội thảo mô hình thâm canh và sản xuất hạt giống lúa lai thơm. Đây là một bước quan trọng của quá trình triển khai thực hiện Đề tài khoa học KC.06/11-15 do Thạc sĩ Dương Thành Tài – Phó Tổng Giám đốc SSC làm chủ nhiệm. Đề tài do Văn phòng các chương trình trọng điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

03/03/2015
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Mồng Tơi Lấy Hạt Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Mồng Tơi Lấy Hạt

Qua nắm bắt thông tin về mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú, ông Nguyễn Văn Mỹ là nông dân chuyên canh màu ở ấp Tân Hậu B2, xã Long An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang đã mạnh dạn xuống giống trồng mồng tơi lấy hạt với diện tích 2.000 m2 và có ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá thu mua hạt mồng tơi: 70.000 - 120.000đồng/kg hạt khô.

03/03/2015
"Vua Chuối" Đất Việt Dân (Quảng Ninh)

Sau một thời gian làm lụng, tích cóp, anh đã mua thêm đất để mở trang trại chăn nuôi lợn, gà và nâng diện tích trồng cây vải thiều lên 3ha. Nhưng chăn nuôi lợn, gà năm được, năm mất do dịch bệnh, chi phí thức ăn cao, lại mất nhiều công chăm sóc, trong khi trồng vải thiều thì lâm vào cảnh “được mùa, mất giá” hay “được giá, mất mùa”.

03/03/2015