Làm Giàu Từ Nuôi Chim Bồ Câu

Từ một công nhân cạo mủ cao su thuê, chỉ sau vài năm chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp, anh Lê Hoài Khanh (SN 1976, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát - Bình Dương) đã có của ăn của để.
Nhiều năm trước, anh Khanh là công nhân cạo mủ cao su. Năm 2009, anh được bạn bè giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu Pháp ở TP.HCM. Qua ghi nhận thực tế, thấy mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho hiệu quả kinh tế cao, có thể áp dụng phát triển tại quê hương mình, anh Khanh đã tiếp cận học hỏi kinh nghiệm rồi quyên góp tiền mua 200 cặp giống về nuôi. Từ nguồn vốn 100 triệu đồng được tích góp trong mấy năm làm công nhân, anh xây dựng chuồng trại rộng 200m2. Qua thời gian nuôi thử nghiệm, với sự cần cù, chịu khó và ham học hỏi, đến nay số bồ câu trong trang trại của anh đã lên đến 1.500 con.
Với những thành công bước đầu, anh Khanh chia sẻ kinh nghiệm, nuôi chim bồ câu không khó, chúng dễ tính, rất ít bị bệnh, chỉ cần có chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng là được. Về cách cho ăn, mỗi ngày cho ăn 2 lần, chủ yếu là lúa và bắp, nước uống sạch. Trong chế độ cho ăn, thường xuyên bổ sung Vitamin B1, Vitamin C thì sẽ rất yên tâm. Để nuôi chim bồ câu sinh sản cho hiệu quả cao hơn thì trong khẩu phần ăn nên cho ăn thêm cám công nghiệp của gà đẻ.
Đối với việc tiêu thụ sản phẩm, anh Khanh cho biết, do chim bồ câu là loại thực phẩm bổ dưỡng, giá không quá cao nên từ khi nuôi đến nay, gia đình anh thường có khách hàng vào tận nơi đặt hàng, nhiều khi không có đủ hàng để bán. Là một con vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh, từ khi nở cho đến khi bồ câu ra ràng là 45 ngày, trong khoảng thời gian này bồ câu mẹ có thể vừa đẻ vừa nuôi con nên tốc độ tăng đàn và quay vòng, thu hồi vốn khá nhanh.
Bình quân mỗi tháng gia đình anh xuất bán 400 cặp chim thịt với giá 90.000 đồng/cặp. Sau khi trừ các chi phí thức ăn, thuốc thú y… mỗi tháng gia đình anh thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng.
Thành công với mô hình nuôi chim bồ câu, giữa năm 2013, anh Khanh tiếp tục đầu tư vốn nuôi thêm 500 con gà thả vườn. Mới đây anh vừa xuất bán lứa đầu tiên, anh cho biết, vì bán lai rai nên hiện tại chưa tính được số tiền lời là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo nhẩm tỉnh thì nuôi gà cũng mang lại thu nhập khá ổn định, dễ tiêu thụ.
Nhờ đức tính cần cù, chịu khó, sau gần 5 năm mở trang trại chăn nuôi bồ câu và đàn gà, anh Khanh đã xây được ngôi nhà khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình. Anh còn sắm một xe tải để làm thêm nghề thu mua mủ cao su, bán lại cho các công ty. Với những gì làm được anh Lê Hoài Khanh đã khẳng định sức trẻ trên chính mảnh đất quê hương mình.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong những ngày bà con nông dân ở đây làm đất xuống giống vụ hành, tỏi đông xuân. Đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những lo toan của người dân nơi đây, nào là mưa bão, chuẩn bị cho mùa biển mới, nguồn đất, cát cho vụ hành, tỏi đông xuân…

Chiếm gần 20% diện tích cây ăn quả của cả nước, cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Tỉnh Hưng Yên có gần 5 nghìn ha ao, hồ, đầm, hơn 4,4 nghìn ha đất nằm tại vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đã và đang phát triển mạnh ở các xã tiểu vùng 3 và 4, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân địa phương. Những năm gần đây, huyện chủ trương phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững, đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phục vụ mục tiêu kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi sinh, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Trong năm 2012 và 2013, diện tích cây atiso của huyện Sa Pa duy trì 32 ha, tập trung chủ yếu tại khu vực thị trấn và một số xã lân cận.