Làm giàu từ nuôi bò bán công nghiệp
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nông nghiệp nên ngay từ khi còn nhỏ thì con lợn, con gà đã trở thành những con vật rất đỗi thân thuộc đối với ông Nguyễn Khắc Vân.
Cứ mỗi lần xem ti vi giới thiệu những trang trại bò lai với những con bò béo tròn, to khỏe đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông và gia đình lại luôn mơ ước một ngày nào đó có điều kiện sẽ đầu tư vào chăn nuôi một trang trại bò với quy mô hàng trăm con.
Để thực hiện ước mơ đó, hai vợ chồng ông đã không quản ngại khó khăn, vất vả làm đủ thứ nghề từ làm thuê, làm mướn cho tới buôn bán nhỏ lẻ rồi phát triển lên.
Đầu năm 2012, việc buôn bán thuận lợi, kinh tế gia đình dần đi vào ổn định, ông nghĩ ngay tới việc thực hiện ước mơ đã ấp ủ bấy lâu.
Nghĩ là làm, ông mạnh dạn mua lại 20 ha đồi rừng tại thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên với quyết tâm sẽ đầu tư chăn nuôi phát triển đàn bò lai quy mô lớn, đồng thời tận dụng hết diện tích của gia đình một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Bắt tay vào công việc ông thuê người trồng 13 ha rừng với chủ yếu là các giống keo lai, tận dụng việc cây còn nhỏ chưa khép tán ông trồng xen kẽ sắn vừa tận dụng được diện tích đất vừa có thêm nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
Đồng thời, ông san gạt và đầu tư xây dựng chuồng nuôi bò với diện tích hơn 1000 m2.
Đầu năm 2013, sau nhiều thời gian tìm hiểu các giống bò cũng như các địa chỉ bán bò giống đáng tin cậy, ông quyết định mua 10 con bò cái lai Sind về nuôi.
Đây là giống bò lai, dễ nuôi, khả năng tăng trọng nhanh, ít dịch bệnh, có khả năng sinh sản tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đ/c Hoàng Xuân Nguyên - PCT UBND tỉnh Yên Bái thăm mô hình chăn nuôi bò bán công nghiệp hộ ông Nguyễn Khắc Vân
Ngoài những kinh nghiệm đã có, ông Vân thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò để biết thêm những tiến bộ khoa học trong chăn nuôi.
Có kiến thức ông đã áp dụng vào quy trình kỹ thuật nuôi bò của gia đình, đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn thô và thức ăn tinh cho bò.
Nhờ sự chăm sóc chu đáo cộng với việc ông thường xuyên nhận được sự hướng dẫn chăn nuôi của các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là công tác tiêm phòng dịch bệnh, tiêu độc khử trùng cho đàn bò và chuồng nuôi nên đàn bò nhà ông luôn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Khi thấy đàn bò cái đã thích nghi, sinh trưởng và phát triển ổn định, đồng thời nhận thấy để có được đàn bò giống tốt, khả năng tăng trọng nhanh, ông tiếp tục đầu tư mua một con bò đực giống lai Sind với giá 70 triệu đồng, trong đó ngân sách huyện hỗ trợ 35 triệu đồng để phối giống cho đàn bò của gia đình cũng như bò của bà con trong vùng, đảm bảo bò con sinh ra có nguồn giống tốt.
Bên cạnh đó, tận dụng hơn 1,5 ha đất đồi ông trồng cỏ voi và cỏ VA06 để chủ động nguồn thức ăn cho bò đặc biệt là vào mùa đông.
Vì diện tích cỏ làm thức ăn cho bò được trồng trên đồi cao nếu dùng sức người để vận chuyển cỏ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
Chính vì thế ông đã tự tìm tòi, nghiên cứu và tự tay làm hệ thống ròng rọc dài hơn 200m để thả trôi các bó cỏ từ đỉnh đồi xuống gần chuồng bò.
Nhờ có hệ thống ròng rọc này mà chỉ trong một buổi sáng với một lao động có thể cắt và vận chuyển được gần 1 tấn cỏ từ trên đồi về cho bò ăn.
Đến nay, sau gần 2 năm gắn bó với công việc, trang trại của ông hiện có 21 con bò lai sind đang trong giai đoạn sinh sản, 10 con bò cái đang chửa và sẽ đẻ vào dịp cuối năm.
Bò con sau 6 tháng có thể bán làm giống, với giá bán trung bình 15 - 17 triệu đồng, trừ chi phí cũng thu lãi khoảng 7 - 9 triệu đồng/con.
Không chỉ nuôi bò, tận dụng diện tích ruộng trũng ông đào ao thả cá với gần 1,5 ha chủ yếu là các loại cá trắm cỏ, cá rô phi đơn tính, cá chép.
Để đảm bảo cá sinh trưởng phát triển khỏe mạnh kể cả khi thả mật độ dày, ông đã đầu tư hệ thống sục khí cho toàn ao cộng với hệ thống lưới ghim sát đáy ao với diện tích 1 sào để tiện cho việc đánh bắt cá.
Năm 2014 sau khi thu hoạch với gần 26 tấn cá đã đem về nguồn thu cho gia đình ông hơn 1 tỷ đồng.
Với ý trí, nghị lực và quyết tâm cao, giờ đây trang trại của ông Vân bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.
Nhìn đàn bò lai sind béo tròn đang sinh trưởng và phát triển tốt, tin tưởng rằng một ngày không xa, ông Vân sẽ thực hiện thành công ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương với một trang trại bò lai quy mô cả trăm con.
Có thể bạn quan tâm

Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về quản lý giống thủy sản (gọi tắt là Thông tư 26) có hiệu lực từ ngày 5.7 là cơ sở để Quảng Nam chấn chỉnh hoạt động sản xuất, mua bán con giống thủy sản trên địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1119/QĐ-TTg, chỉ đạo Bộ Nông nghiệp &PTNT xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Ninh Bình phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Mới đây, tại UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu cá rô Hậu Giang cho Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp - cá rô đồng Long Mỹ, ở ấp 2, xã Vĩnh Viễn.

Việc khống chế dịch được các ngành chức năng sớm vào cuộc, nhưng do nguồn vaccine được nhà nước hỗ trợ về địa phương chậm, đã làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Ngành nông nghiệp Bình Định xác định cây điều là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh. Theo kế hoạch, đích đến của cây điều ở Bình Định là 20.000ha. Thế nhưng trong những năm gần đây, sự "thăng tiến" của cây điều đã bị "cầm chân" vì năng suất điều quá thấp. Ông Lại Đình Hoè- Phó Viện trưởng Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ cho biết