Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình VACR

Làm Giàu Từ Mô Hình VACR
Ngày đăng: 27/12/2013

Với 15ha đồi rừng, 1ha ao thả cá cộng với 2 dãy chuồng nuôi lợn được áp dụng theo mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình chị Văn Thị Xuân ở tổ 8A, thị trấn Yên Bình (Yên Bình - Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Kết hôn năm 1984, cuộc sống khó khăn khiến vợ chồng chị Xuân phải rời Bình Lục (Hà Nam) lên khai hoang, phát triển kinh tế ở Yên Bái. Những ngày đầu mới gây dựng sự nghiệp ở vùng đất mới, chẳng hề than nghèo, kể khổ, vợ chồng chị Xuân cứ chăm chỉ làm thuê làm mướn, khai hoang lấy đất sản xuất. Năm 1993, khi huyện Yên Bình có chính sách giao đất giao rừng, thấy đây là cơ hội không thể bỏ lỡ, vợ chồng chị nhận 13ha trồng bạch đàn.

Qua các lớp tập huấn của Trạm Khuyến nông, chị được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật trong ươm cây giống, trồng rừng, nhờ đó, rừng của gia đình luôn xanh tốt, đến kỳ khai thác cho sản lượng cao, đem lại nguồn thu lớn. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, gia đình chị đã khai thác 7ha rừng trồng đến kỳ thu hoạch, trung bình cho thu khoảng 60 triệu đồng/ha, trừ chi phí, lãi gần 300 triệu đồng.

Thấy quỹ đất của gia đình vẫn còn, cộng thêm tính siêng năng, cần cù, anh chị quyết định đầu tư nuôi lợn. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên chị chỉ nuôi vài con, sau đó nuôi thêm lợn nái để chủ động nguồn giống. Cứ thế, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, chị từng bước mở rộng quy mô.

Đặc biệt, khi tỉnh Yên Bái có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, vợ chồng chị không ngần ngại đầu tư. Có thời điểm, trong chuồng nhà chị nuôi gần 10 con lợn nái và hơn 50 con lợn thịt. Riêng năm 2012, chị Xuân xuất bán 60 con lợn thịt, trọng lượng trung bình 100kg/con, với giá bán 35.000 đồng/kg, thu lãi hơn 30 triệu đồng.

Tận dụng chất thải chăn nuôi, gia đình chị đào hơn 1ha ao thả cá, chủ yếu nuôi cá chép, trắm cỏ, rô phi đơn tính, chim trắng… Mỗi năm chị thu 2 lần, sản lượng 2,5 tấn cá/năm, với giá trung bình 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi 60 triệu đồng.

Ngoài ra, hơn 200 con gà Mía và 100 khóm măng tre Bát độ đang cho thu hoạch cũng đem lại cho gia đình chị nguồn thu hơn 20 triệu đồng/năm. Chị Xuân chia sẻ: “Khi mới bắt tay vào chăn nuôi, tôi gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm ít, vốn mỏng. Đó là chưa kể dịch bệnh triền miên, trong khi giá cả thị trường lên xuống thất thường nên nhiều lúc cũng nản.

Qua các lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông, tôi được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật nên chăn nuôi khá hiệu quả. Năm tới, vợ chồng tôi quyết tâm gây dựng đàn nái mới để chủ động chất lượng đàn lợn giống”.


Có thể bạn quan tâm

Ngày vui đến gần Ngày vui đến gần

Từ những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng NTM thời gian qua, ngày 10/10 tới đây xã Đông Thạnh chính thức trở thành xã NTM đầu tiên của huyện Châu Thành (Hậu Giang).

08/10/2015
Giải pháp nâng cao thu nhập Giải pháp nâng cao thu nhập

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, thời gian qua, lãnh đạo xã Long Phú, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) không ngừng chú trọng tìm ra những giải pháp để nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.

08/10/2015
Huyện NTM đầu tiên của Tây Nguyên Huyện NTM đầu tiên của Tây Nguyên

Đó là huyện Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng - huyện đầu tiên của Tây Nguyên đạt chuẩn NTM tính đến thời điểm này.

08/10/2015
Tắm hóa chất cho rau muống Tắm hóa chất cho rau muống

Ở một số khu vực của quận 12 và huyện Hóc Môn (TPHCM), nhiều ruộng rau muống xanh um được trồng để cung cấp cho thị trường thành phố. Ít ai ngờ rằng, những ruộng rau xanh tốt này được “tắm” bằng nhớt và hàng loạt hóa chất.

08/10/2015
Kiện gà Mỹ bán phá giá chấp nhận mất nửa triệu USD để làm cho ra nhẽ! Kiện gà Mỹ bán phá giá chấp nhận mất nửa triệu USD để làm cho ra nhẽ!

Mặc dù Tổng cục Hải quan khẳng định không có chuyện thịt gà nhập khẩu từ Mỹ có giá 12 nghìn đồng/kg nhưng Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ vẫn quyết theo đuổi đến cùng vụ kiện bán phá giá, chấp nhận có thể mất cả nửa triệu USD.

08/10/2015