Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ mô hình trồng chanh không hạt

Làm giàu từ mô hình trồng chanh không hạt
Ngày đăng: 06/08/2015

Riêng ở xã Thạnh Hòa có trên 1.800 ha trồng chanh, cung cấp cho thị trường hàng năm trên 5.400 tấn. Đến nay, cây trồng này đã cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, năm nay người trồng được mùa, trúng giá.

Gia đình anh Trần Quốc Phúc ở ấp 3, xã Thạnh Hòa rất thành công với mô hình trồng chanh không hạt. Năm 2010, anh Phúc trồng thử nghiệm 450 nhánh chanh không hạt, sau một thời gian chanh nẩy chồi phát triển xanh tốt. Do có kiến thức sẵn và cần cù chịu khó, anh đã tự nhân giống. Đến nay anh Phúc đã nhân rộng và sở hữu 1.500 gốc chanh không hạt, với diện tích 3,5 ha. Anh Phúc cho biết: Cây chanh không hạt trồng trong vòng 20 tháng là cho trái nhưng chỉ lấy phân nửa trái còn lại phải cắt bỏ. Đặc biệt, giống chanh này cho trái quanh năm, từ năm thứ ba, đến năm thứ tư cây bắt đầu sai trái, trung bình mỗi cây trên 1.000 trái, khoảng 70 - 100 kg/cây/năm. Chanh không hạt trái to, 6 - 7 quả/kg, vỏ mỏng màu xanh sáng, nhiều nước và vị chua có mùi thơm.

Trồng chanh không hạt có thể thu hoạch trên 10 năm chanh mới bị lão hóa. Giá bán tại vườn loại chanh này dao động từ 8.000 - 9.000 đồng/kg, có lúc giá lên 42.000 đồng/kg vẫn không có đủ đáp ứng theo đơn đặt hàng. Hiện nay, vườn chanh của anh Phúc được Công ty TNHH một thành viên The Fruit Rebulic Cần Thơ bao tiêu sản phẩm nên đầu ra ổn định. Một tháng anh thu hoạch hai lần, năng suất từ 1,5 - 2 tấn/tháng. Trồng chanh không hạt đem lại mức thu nhập hàng năm cho gia đình anh khoảng hơn 2 tỷ đồng. Anh Phúc còn cho biết thêm: “Ưu điểm lớn nhất của cây chanh không hạt là cho trái quanh năm, miễn sao chăm sóc vườn tốt, tưới nước, bón phân đầy đủ là chanh ra bông có trái. Tuy sức kháng bệnh của cây yếu hơn chanh có hạt, nhưng chưa thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác”. Cũng theo anh Phúc: “Trồng chanh không hạt không phải đầu tư chi phí quá cao, quá trình chăm sóc cũng không khó, khoảng cách trồng cây tốt nhất từ 3,5 - 4m/cây, mỗi ngày tưới hai cữ nước, và khoảng 20 ngày bón 20 kg phân NPK + DAP/công chanh. Quản lý sâu bệnh trong vườn tốt để ít phun thuốc, đoqx tốn tiền thuốc BVTV và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của công ty.” Muốn làm tốt điều này, anh Phúc cho biết, muốn trồng chanh tốt phải đầu tư nhiều phân hữu cơ, tro và xơ dừa, bón NPK đúng lúc để chanh đâm tượt đồng loạt, phải siêng năng chịu khó, học hỏi thêm từ các lớp ngắn hạn của khuyến nông và các buổi bồi dưỡng kiến thức của Công ty, quan trọng nhất là tuân thủ đúng qui trình hướng dẫn,…

Từ hộ gia đình nhiều khó khăn trước đây, đến nay gia đình anh Phúc đã vươn lên làm giàu, làm kinh tế giỏi của huyện Bến Lức. Anh có tiền nuôi hai con ăn học, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong gia đình, hàng năm tiền thu từ chanh được Công ty TNHH một thành viên The Fruit Rebulic Cần Thơ xếp đứng thứ ba toàn huyện. Vườn chanh của anh được xem là một trong những vườn chanh đẹp và năng suất cao nhất huyện. Trong khi năng suất chanh bình quân của huyện là 25 - 30 tấn/ha/năm thì cá biệt vườn của anh thu được 50 tấn/ha trong năm 2014.

Có đến thăm vườn chanh của anh Huỳnh Văn Phúc mới thấy hết được sự quyết tâm, cần cù lao động trên chính mảnh đất của người trồng chanh và sự lao động miệt mài ấy đã được đền bù xứng đáng. Nhìn những cây chanh xum xuê, xanh mượt đang trĩu quả, sẽ không tìm thấy vết tích của sâu bệnh, cành vượt, cành khô, thậm chí trái hư, trái thối. Vườn chanh của anh tuy chưa được cấp giấy chứng nhận theo một tiêu chuẩn nào nhưng anh luôn thực hiện đúng theo tiêu chuẩn “thực hành nông nghiệp tốt”!

Hiện tại, dù là mùa mưa nhưng nông dân trồng chanh không hạt ở huyện Bến Lức vẫn phấn khởi vì giá chanh cao, thương lái tới tận vườn mua với giá từ 14.000 - 16.000 đồng/kg. Với mức giá này, người trồng chanh có lợi nhuận khá. Chanh có giá và ổn định là động lực giúp nhà vườn áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh, chăm sóc phù hợp, đặc biệt là tác động cho chanh ra trái nghịch mùa, nghịch vụ để đạt giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, để giúp ổn định đầu ra cho cây chanh với chất lượng tốt, tạo được tín nhiệm trong người tiêu dùng, huyện Bến Lức đã thành lập một hợp tác xã chanh tại Thạnh Hòa, sẽ tiếp tục cũng cố và thành lập thêm các HTX chanh ở các xã khác nhưng phải có hiệu quả.

Ngoài gia đình anh Phúc cũng còn nhiều hộ khác giàu lên từ trồng chanh không hạt ở Bến Lức như anh Vũ Ngọc Báo ở ấp 6 xã Thạnh Hòa, chị Bùi Thị Ba ở ấp 7 xã Lương Hòa, anh Huỳnh Văn Trắng ở ấp 4 xã Bình Đức...

Trước việc cây chanh không hạt mang lại bước đột phá trong phát triển kinh tế của địa phương, UBND tỉnh Long An đã phê duyệt đề án “Sản xuất và tiêu thụ chanh thương phẩm tỉnh Long An” từ nay đến năm 2020. Theo đề án thì vùng sản xuất chanh sẽ được tập trung trong huyện Bến Lức với 8 xã (Lương Hòa, Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Tân Hòa, Bình Đức, Lương Bình, Thạnh Đức và An Thạnh) với diện tích năm 2014 là 3.200 ha, năm 2015 là 3.500 ha và đến năm 2020 sẽ phát triển lên đến 5.000 ha. Trong đó, ưu tiên chuyển đổi từ việc sản xuất chanh giấy truyền thống có hạt sang chuyên canh chanh không hạt.


Có thể bạn quan tâm

Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 08/41 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã ép được 416 nghìn tấn mía, sản xuất được 36,8 nghìn tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng múa ép tăng 64 nghìn tấn, lượng đường tăng 7,1 nghìn tấn.

28/10/2014
Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả

Những ngày cuối tháng 10, chị Vũ Thị Nga (đường Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng vui mừng khi lô cam Vinh đầu tiên ông ngoại gửi cho hai đứa trẻ nhà chị ra đến nơi. Ông nhắn, cam giờ vào mùa, hai tuần ông gửi cam ra một lần.

28/10/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

28/10/2014
Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

28/10/2014
Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Làm Giàu Nhờ Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

28/10/2014