Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ mô hình nuôi cá giống

Làm giàu từ mô hình nuôi cá giống
Ngày đăng: 07/07/2015

Về xã Hưng Thủy, hỏi thăm khu vực nuôi cá giống của gia đình ông Võ Huy Lọng người dân ở đây ai cũng biết. Nhờ tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ông đã chủ động chuyển đổi đất lúa kém năng suất thành ao hồ nuôi cá giống nước ngọt. Hiện nay, ông đã làm chủ một khu nuôi cá giống rộng lớn, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Khi chúng tôi tới nơi, bước lên từ ao cá, tay ông Lọng đang cầm mẻ lưới đầy ắp những con cá giống nhỏ cùng với tiếng nói cười rôm rả của người mua lẫn người đánh bắt cá. Chờ cho việc giao bán xong chúng tôi mới có cơ hội nói chuyện với ông. Ngồi nhâm nhi chén trà ông Lọng kể: “Những năm đầu mới bắt tay vào làm, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi nên gia đình tôi gặp không ít khó khăn, riêng năm đầu tiên tôi mất trắng 40 triệu đồng vì cá bị dịch bệnh.

Để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm nuôi cá giống, tôi thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi; tích cực tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm với chủ các mô hình nuôi cá giống có hiệu quả, lúc đó mới tích lũy được kinh nghiệm như ngày hôm nay. Ban đầu, tôi chỉ nuôi với diện tích nhỏ, sau một thời gian thấy việc nuôi cá giống đem lại hiệu quả, tôi quyết định cải tạo 7 sào ruộng lúa thành thành ao nuôi các loại cá giống như cá mè, cá trôi, cá trắm, rô phi... Thấy thế chứ nghề này cũng làm giàu được cô ạ”.

Được biết, ông Lọng thường mua cá 3 đến 5 ngày tuổi từ Quảng Trị về rồi thả cá xuống ao ương khoảng 1 đến 1,5 tháng, sau khi cá lớn đủ kích cỡ để nuôi thương phẩm thì giao cho thương lái. Thức ăn cho cá cũng khá đơn giản, chỉ là cám viên nổi do một số công ty sản xuất hoặc bột, cám, gạo, ngô, bột đậu tự chế biến tại nhà.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá giống của mình, ông Lọng cho biết: “Cá giống là loại cá nhỏ, dễ chết nên quá trình nuôi ương, thâm canh, đánh bắt, vận chuyển khi mang đi tiêu thụ đều phải có kỹ thuật. Ví dụ như lớp đáy lót ao tốt nhất là đất cát hoặc cát pha, độ dày lớp bùn đáy không quá 15cm. Ao có đường cấp và thoát nước chủ động, nước phải bảo đảm sạch, mỗi năm, cần được bơm cạn, vét bùn đáy, dùng vôi bột hoặc vôi nung để phòng trừ dịch bệnh. Bờ ao phải được gia cố chắc chắn, tránh để rò rỉ, cá thoát ra ngoài. Cá giống phải khoẻ mạnh, không xây xát, không bị dịch bệnh, bảo đảm tỷ lệ sống cao mới có thể xuất bán được, người mua thấy cá bị chết nhiều thì lần sau mình bán rẻ cũng không ai tới tìm mua”.

Để bảo đảm cá giống ít bị hao hụt khi vận chuyển xa, ông thường luyện ép cá bằng cách dùng cào tre kéo khắp ao làm cho ao sục bùn hoặc dùng lưới kéo cá dồn lại góc ao khoảng 20 - 30 phút rồi lại thả ra, làm liên tục trong vòng 1 tuần trước khi xuất bán, làm như vậy thì cá vận chuyển xa cũng không sợ bị chết. Sản phẩm cá giống của ông luôn được bà con nuôi thủy sản gần xa hết sức ưa chuộng và tin cậy vì uy tín và chất lượng luôn bảo đảm.

Hiện nay, cá giống của ông không chỉ dừng lại ở những hộ dân lân cận mà còn được chuyển đến những nơi xa như : Võ Ninh, Gia Ninh (Quảng Ninh), Phú Thủy (Lệ Thủy), vào tận Quảng Trị... những con cá giống được bảo đảm, tỉ lệ sống cao cho nên rất được khách hàng ở xa tín nhiệm. Mỗi năm, ông thu hoạch từ 10 - 12 lứa cá giống, thu về từ 100 đến 120 triệu đồng tiền bán cá.

Qua tìm hiểu thị trường, ông nhận thấy, những gia đình khá giả rất thích loại cá cảnh La Hán, loại cá này rất khó nuôi, đòi hỏi phải có kinh nghiệm cao, có vốn nên bước đầu ông mới nuôi thử nghiệm. Trong thời gian tới, ông sẽ mạnh dạn đầu tư loại cá này.

Để tăng thêm thu nhập, ông Lọng còn nuôi 20 con lợn thịt và 10 con lợn nái, thu lãi 10 - 12 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, ông còn mua thêm máy hút bùn ao hồ để phục vụ cho bà con địa phương. Tổng thu nhập hàng năm của gia đình ông sau khi trừ chi phí được khoảng 120 - 150 triệu đồng. Với nguồn thu nhập đó gia đình ông đã xây dựng được nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi và lo cho con ăn học. Không chỉ giỏi làm kinh tế, ông Lọng luôn tận tình giúp đỡ bà con, truyền đạt kinh nghiệm trong việc nuôi cá. Ông là tấm gương sáng để bà con nông dân học hỏi.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Nguyễn Văn Trinh Thành Công Từ Mô Hình Kết Hợp Lúa – Cá Nông Dân Nguyễn Văn Trinh Thành Công Từ Mô Hình Kết Hợp Lúa – Cá

Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.

10/02/2015
Quảng Ngãi Khai Thác Gần 9.000 Tấn Thủy Sản Trong Tháng Đầu Năm Quảng Ngãi Khai Thác Gần 9.000 Tấn Thủy Sản Trong Tháng Đầu Năm

Theo đánh giá của ngành chức năng, trong tháng 01/2015, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và đánh bắt được mùa. Mặt khác, giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây cũng là yếu tố làm cho các chủ tàu tích cực ra khơi bám biến nên sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ.

10/02/2015
Bình Thuận Hiện Đại Hóa Tàu Cá, Nâng Cao Thu Nhập Cho Ngư Dân Bình Thuận Hiện Đại Hóa Tàu Cá, Nâng Cao Thu Nhập Cho Ngư Dân

Hội thảo hướng đến mục tiêu đưa ra những đề án về giải pháp phát triển ngư nghiệp dựa theo phương án đánh bắt cá của Việt Nam, đồng thời giới thiệu mẫu tàu Composite FRP tiên tiến và mô hình sản xuất kinh doanh, bao tiêu sản phẩm. Tham dự hội thảo có chủ thuyền và những nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm.

10/02/2015
Sản Lượng Cá Tra Ước Đạt 24.000 Tấn Trong Tháng 1 Sản Lượng Cá Tra Ước Đạt 24.000 Tấn Trong Tháng 1

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng 1/2015, ước đạt 186.000 tấn, tăng 1,8% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100 ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

10/02/2015
Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Còm Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Còm

Ông Lâm Vĩnh Gia, ngụ tại ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang hiện khá thành công với mô hình nuôi cá còm thịt và nhân giống loại cá này. Cá còm còn có tên gọi cá nàng hai, là loài cá được phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh.

10/02/2015