Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mít Nghệ

Làm Giàu Từ Mít Nghệ
Ngày đăng: 22/07/2014

Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

Giữa năm 2011, Phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm đã tiến hành khảo sát điều kiện tự nhiên tại Lộc Bảo nhằm lựa chọn một số giống cây trồng có khả năng phát triển tốt và cho năng suất cao tại đây.

Trong số những giống cây trồng mới được đưa ra, nhiều hộ dân đã chọn giống mít nghệ làm cây trồng thí điểm. Từ 10 đến 20 cây trồng thử ban đầu, đến nay nhiều gia đình đã tự mua thêm cây giống để sản xuất trên diện tích nhiều hécta.

Gia đình chị Trịnh Thị Xuân - thôn 1 (xã Lộc Bảo), là một trong những hộ tiêu biểu đã làm giàu thành công từ mô hình trồng cây mít nghệ, loại cây mà từ trước đến nay vẫn được xem là cây trồng xen để lấy trái ăn tươi. Sau khi trồng thí điểm, nhận thấy thế mạnh của loại cây này, gia đình chị đã dành nguyên 3ha đất đồi để trồng chuyên canh mít nghệ. Sau gần 3 năm chăm sóc, đã cho thu hoạch lứa đầu tiên với năng suất rất cao.

“Hiện tại, giá mít bán cho thương lái tại vườn dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/1kg. Sau khi trừ tiền công và phân bón, mỗi mùa gia đình thu về hơn 150 triệu đồng trên 900 gốc mít. Ngoài ra, việc cung cấp cho các thị trường nhỏ lẻ tại Bảo Lộc, Đà Lạt … cũng cho gia đình tôi thêm thu nhập vài triệu đồng một tháng”, chị Xuân cho biết thêm.

Nhờ trồng chuyên canh trên diện tích lớn nên mỗi đợt thu hoạch đều được thương lái đến thu hái và mua ngay tại vườn. Sắc vàng, múi to và dày cùng vị ngọt thơm của mít nghệ Lộc Bảo đã thu hút thương lái gần xa tìm đến.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại sản lượng mít ở Lộc Bảo không đủ bán cho các vựa ở Bảo Lộc và nhất là những doanh nghiệp ở Đồng Nai lên mua. Đối với mít loại 1 thương lái thu mua để xuất khẩu, các loại còn lại chủ yếu cung cấp cho nhà máy mít sấy khô.

Sản phẩm mít thích hợp thị trường ăn tươi và chế biến khô nên ít rủi ro khi tiêu thụ. Tuy nhiên, như hiện nay, việc trồng và bán mít vẫn còn phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường.

Anh Nguyễn Thế Đăng - một hộ dân khác ở xã Lộc Bảo có diện tích trồng mít trên 3ha chia sẻ: Khác với một số huyện lân cận như Đạ Huoai, Đạ Tẻh mít thường bị ruồi vàng đục làm thối trái, thì mít nghệ Lộc Bảo hoàn toàn không bị xâm hại bởi loài vật này.

Mít thích hợp nhất với khoảng cách cây 5m, để trái có trọng lượng lớn, hình dáng đẹp, bán được giá cao, nhà vườn cần tỉa bỏ bớt khi trái còn nhỏ, tùy theo độ tuổi của cây mà chừa trái cho thích hợp. Khi thu hoạch, trái mít có trọng lượng từ 5 đến 10kg là chuyện bình thường.

Giữa chu kỳ của hai lần thu hoạch, gia đình anh Đăng tiến hành từ 2 đến 3 lần bón phân cho cây, với trung bình khoảng 5 tạ/lần. Sau khi thu hoạch cây được cắt tỉa cành để cây khỏe, không bị nấm, sâu và ra trái tốt ở vụ sau.

Đã nhiều năm trồng cà phê, chè và nhiều loại cây trồng khác, anh Đăng nhận thấy trồng mít cho thu nhập cao hơn nhiều nhờ chi phí thấp, sử dụng phân, thuốc ít và tốn ít công chăm sóc, thu hoạch.

Ông Ngô Trường Hận - cán bộ nông-lâm-thủy xã Lộc Bảo cho biết: Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân xã Lộc Bảo, hiện nay, trên toàn xã có hơn 500ha trồng mít, trong đó hơn 50ha là mít của người dân tự trồng, còn lại là diện tích mít của Công ty TNHH Lê Dương thuê đất trồng tại xã.

Ở xã nghèo Lộc Bảo, không chỉ gia đình chị Xuân, anh Đăng mà còn nhiều hộ dân nữa đang hy vọng đầu ra của sản phẩm sẽ ổn định hơn, để mít nghệ sớm trở thành loại cây chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp) Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp)

Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

23/04/2015
Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài

Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.

23/04/2015
Độc đáo cá chép giòn Độc đáo cá chép giòn

Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.

23/04/2015
Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển?

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.

23/04/2015
Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ

Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao

23/04/2015