Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Giống Gia Cầm

Làm Giàu Từ Giống Gia Cầm
Ngày đăng: 25/03/2014

Xã Vũ Trung (Kiến Xương - Thái Bình) được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh biết đến bởi đây là một trong những nơi chuyên cung cấp con giống gia cầm lớn. Mỗi năm các trang trại chăn nuôi trong xã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng triệu con giống gia cầm chất lượng cao.

Ông Nguyễn Doãn Hạo, thôn 7B, xã Vũ Trung là người đi đầu trong phong trào xây dựng trang trại, gia trại và phát triển con giống tại địa phương. Hiện nay trang trại chăn nuôi con giống của gia đình ông mỗi năm cho thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo đông anh em ở xã Vũ Trung, năm 1978 như bao thanh niên cùng trang lứa khác, ông Hạo lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc tại vùng biên giới Việt Trung. Ðến năm 1982, ông phục viên trở về quê phát triển kinh tế và xây dựng gia đình.

Lúc bấy giờ kinh tế gia đình ông chỉ trông vào mấy sào ruộng khoán nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân ông đã từng lăn lộn làm thuê làm mướn rất nhiều nơi với hy vọng thoát nghèo nhưng thu nhập cũng chả đáng là bao.

Trở về quê hương, trong suy nghĩ của ông luôn trăn trở làm thế nào để có thể thoát được đói nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Ðầu năm 2000, khi UBND huyện Kiến Xương có chủ trương chuyển đổi diện tích đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại.

Nhận thấy đây chính là cơ hội có thể thoát nghèo nên vợ chồng ông bàn bạc với nhau quyết định vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Kiến Xương đấu thầu hơn 5 mẫu đất trũng cấy lúa kém hiệu quả để xây dựng chuồng trại, mua con giống gia cầm về nuôi thử nghiệm.

Ban đầu do còn khó khăn về vốn nên gia đình ông chỉ đầu tư nuôi hơn 500 con gia cầm đẻ trứng, ấp bán con giống gia cầm. Thời gian đầu bắt tay vào chăn nuôi do chưa có kinh nghiệm nên gia đình ông gặp không ít khó khăn, đàn gà chậm lớn, đẻ trứng nhỏ và không đều.

Không nản lòng trước những khó khăn, ông quyết tâm đi mua sách, báo về tham khảo và tìm đến những trang trại ở trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi.

Trải qua bao khó khăn vất vả, hiện nay trang trại của gia đình ông trở thành trang trại lớn trong xã, luôn duy trì ổn định khoảng 2.000 - 3.000 con gia cầm giống các loại. Mỗi năm gia đình ông cũng cung cấp cho các thương lái và người chăn nuôi trong tỉnh hàng chục vạn con giống chất lượng cao như ngan, gà ri lai, vịt bầu...

Ngoài diện tích chuồng nuôi gia cầm, gia đình ông còn đào hơn 2.000m2 ao nuôi các loại cá thương phẩm như: trắm, trôi, mè, chép... xung quanh trang trại trồng các loại cây xanh và cây ăn quả nhằm tạo cảnh quan bóng mát và tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2013 tổng thu nhập của trang trại gia đình ông lên tới hơn 1 tỷ đồng, sau khi trừ các khoản chi phí cho thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương khác trong cả nước đang có dịch cúm gia cầm diễn biến rất phức tạp nhưng đàn gia cầm của gia đình ông luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi gia cầm đẻ trứng ông Hạo không ngần ngại chia sẻ: “Ðể việc chăn nuôi phát triển bền vững, người chăn nuôi cần lưu ý phòng chống nguy cơ dịch bệnh lây lan bùng phát nhất là trong mùa đông.

Những gia đình chăn nuôi gia cầm cần bảo đảm tốt yếu tố vệ sinh chuồng trại, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Ðối với con giống cần chọn con giống sạch bệnh, có xuất xứ rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.

Trước diễn biến phức tạp về tình hình cúm gia cầm như hiện nay mỗi người chăn nuôi cần nâng cao ý thức trong việc phòng chống dịch bệnh, trước cửa ra vào khu chăn nuôi phải có hố sát trùng bằng vôi bột hoặc các loại dung dịch sát trùng khác.

Mô hình chăn nuôi của gia đình ông Hạo đã và đang dần trở thành điểm đến để học tập kinh nghiệm của đông đảo nhân dân trong xã và các xã lân cận. Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, ông Hạo còn nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cung cấp con giống cho nhiều bà con nông dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với người chăn nuôi giống gia cầm ở Vũ Trung hiện nay vẫn là việc xuất bán con giống. Ðể các mô hình kinh tế trang trại, gia trại phát huy hiệu quả hơn nữa, rất cần sự liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước để bảo đảm các yêu cầu về vốn, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm... từ đó giúp người nông dân yên tâm phát triển sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Chồn Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Chồn

Anh Nhi cho biết: “Sau khi đi tham quan tận mắt mô hình của người dân trong huyện và thấy được hiệu quả của loài vật nuôi này nên tôi quyết định mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, mỗi ký chồn bố mẹ có giá 950.000 đồng”.

05/12/2014
Nông Dân Đắk R’tíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con Nông Dân Đắk R’tíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

17/07/2014
Tổng Kết Mô Hình Thí Điểm Chuỗi Kiểm Soát Chè An Toàn Tại Thanh Sơn Tổng Kết Mô Hình Thí Điểm Chuỗi Kiểm Soát Chè An Toàn Tại Thanh Sơn

Phú Thọ là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 4 trong cả nước với tổng diện tích hơn 16,1 ngàn ha, năng suất chè bình quân đạt 9,4 – 9,8 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt xấp xỉ 143 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 56 công ty, xí nghiệp chế biến chè xanh, chè đen với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.200 cơ sở chế biến thủ công; 9 làng nghề chế biến chè. Sản phẩm chè của tỉnh hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

05/12/2014
Sản Lượng Tôm Nuôi Ở Bình Định Tăng Khá Sản Lượng Tôm Nuôi Ở Bình Định Tăng Khá

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.

17/07/2014
Mùa Sen Trắng Tay Mùa Sen Trắng Tay

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.

17/07/2014