Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó

Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó
Ngày đăng: 02/05/2014

“Trong khi nhiều nông dân bám đồi, bám nương trồng sắn, trồng ngô quanh năm không đủ ăn thì gia đình anh Phạm Huy Khánh ở bản Rạng Đông lại mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt.

Sau thời gian dài bỏ nhiều công sức, đến nay, không những trang trại lợn của anh Khánh mang lại hiệu quả kinh tế mà anh còn là hộ có trang trại nuôi lợn thịt lớn nhất trên địa bàn xã”. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Như Chiến, Chủ tịch UBND xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo khi nói về quá trình vươn lên làm giàu của anh Phạm Huy Khánh.

Là người quê gốc Thái Bình, nhưng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Rạng Đông nghèo khó. Trước đây, cuộc sống gia đình anh Phạm Huy Khánh còn trăm bề thiếu thốn. Chỉ vài nghìn mét vuông nương trồng ngô, trồng lúa nói đến nuôi 7 miệng ăn còn thiếu nữa chứ nói gì đến cảnh thoát nghèo.

Trăn trở nhiều đêm, năm 2004, anh Khánh quyết định về dưới xuôi chạy vạy vay mượn tiền của người thân rồi trở lại Điện Biên tìm hướng phát triển kinh tế. Ban đầu, anh mua 3 con bò giống về nuôi, do chưa nắm bắt được kĩ thuật chăm sóc, chỉ 4 tháng sau, đàn bò của anh đã mắc dịch bệnh. Không nản chí, anh Khánh tiếp tục chuyển sang nuôi lợn thịt và lần này thì thành công. Từ 4 cặp lợn giống ban đầu, qua mỗi năm sinh sản, đàn lợn lại tăng lên 15 đến 20 con.

Cứ thế đàn lợn của gia đình anh Phạm Huy Khánh không ngừng phát triển. Đến nay, gia đình anh có một trang trại lợn với hơn 100 con. Mỗi năm, trừ chi phí mua thức ăn, thuốc phòng bệnh, số tiền từ bán lợn thịt lẫn lợn giống ra thị trường, anh Khánh thu lời 130 – 150 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, anh Phạm Huy Khánh nói: Những ngày đầu chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, tôi cũng lo mình sẽ thất bại. Nhưng nếu cứ sợ thất bại mãi, bao giờ mới thoát nghèo và ổn định cuộc sống.

Bởi vậy, ngay sau khi triển khai kế hoạch nuôi lợn thịt, tôi đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật chăn nuôi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giờ thì gia đình tôi đã thoát nghèo, không còn nợ nữa. Theo tôi, trên mảnh đất khó này, nếu ai có nghị lực, không nản chí trước khó khăn thì chắc chắn sẽ thành công.

Nói về anh Phạm Huy Khánh, ông Nguyễn Như Chiến đánh giá: Trang trại nuôi lợn thịt của gia đình anh Khánh là 1 trong 2 mô hình kinh tế của toàn xã mang lại hiệu quả, thu nhập cao. Nếu mô hình này được nhân rộng, đây sẽ là điều kiện tốt giúp người dân Rạng Đông từng bước làm giàu.

Từ sự thành công của mình, anh Phạm Huy Khánh đã không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ gia đình có mong muốn phát triển kinh tế theo mô hình nuôi lợn thịt như anh.

Tuy nhiên, hầu hết người dân ở xã Rạng Đông còn chưa mạnh dạn chuyển phương thức phát triển kinh tế, hoặc nếu có cũng chỉ phát triển nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư nhiều nên hiệu quả không cao. Hy vọng, thời gian tới, từ những kinh nghiệm mà anh Khánh chia sẻ và ý chí quyết tâm của người dân, xã Rạng Đông sẽ có nhiều gương điển hình trong phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Bưởi Da Xanh Không Lo Đầu Ra Bưởi Da Xanh Không Lo Đầu Ra

Từ đầu năm 2014 đến nay, giá bưởi da xanh ổn định và luôn đứng ở mức khá cao. Hiện đang là vụ thu hoạch rộ nhưng giá vẫn đứng ở mức 38.000 đ/kg loại I; loại II có giá 28.000 đ/kg; loại III giá 18.000 đ/kg. Với mức giá này sau khi trừ chí đầu tư nhà vườn thu lãi hơn 70%/tổng thu nhập.

20/08/2014
Doanh Nghiệp Khó Khăn Vì Nhân Lực Yếu Doanh Nghiệp Khó Khăn Vì Nhân Lực Yếu

Đa số doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn và lợi nhuận giảm, nguyên nhân chính là nhân lực yếu.

20/08/2014
Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Cây Diệp Hạ Châu Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Cây Diệp Hạ Châu

Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.

20/08/2014
Sản Lượng Mủ Cao Su Cung Vượt Cầu Sản Lượng Mủ Cao Su Cung Vượt Cầu

Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.

20/08/2014
Bò Giống Đồng Tháp Tăng 8 Triệu Đồng Một Cặp Bò Giống Đồng Tháp Tăng 8 Triệu Đồng Một Cặp

Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.

20/08/2014