Làm Giàu Trên Sông Nước

Nhiều nông dân ở An Giang đang phất lên nhờ tận dụng lợi thế vùng nước ngọt đầu nguồn sông Cửu Long, nuôi các loài cá đặc sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Ai bảo vùng quê không thể làm giàu?
Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá bè, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ấp 2, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha đuôi đỏ. Lần đầu tiên, anh thả nuôi 5.000 con, do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều, thu hoạch chỉ được 3.000 con.
Tuy nhiên, thấy đây là loài cá dễ nuôi, thích nghi tốt với dòng nước ngọt đầu nguồn nên anh mở rộng sản xuất. Sau thời gian tích lũy vốn, anh Nghĩa đã đầu tư gần 2 tỷ đồng thả nuôi 5 bè cá lăng nha đuôi đỏ. Với giá bán cá loại I khoảng 80.000 đồng/kg, loại II khoảng 60.000 đồng/kg, ước tính năm nay anh có thể lời gần 1,2 tỷ đồng.
Đối với anh Bùi Chí Linh (ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, An Phú), việc tiên phong nhân nuôi cá heo nước ngọt đã mang về cho anh cả tỷ đồng mỗi năm. Cá heo nước ngọt được biết đến là loài cá da trơn, mình hơi xanh bóng, đuôi màu đỏ cam, đầu có 2 ngạnh nhọn, thường xuất hiện vào mùa nước nổi.
Tuy nhiên, những năm gần đây, việc khai thác thủy sản quá mức khiến loài cá này ít dần, trong khi nhu cầu thị trường lại rất cao. Năm 2010, anh Linh mua cá giống của người dân đánh bắt tự nhiên về thả nuôi, thu lãi trên 700 triệu đồng. Năm 2013, với 10 lồng bè cá heo nước ngọt, anh đạt lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.
Mùa nước nổi năm nay, anh tiếp tục công việc mang lại cuộc sống sung túc cho gia đình. Thấy mô hình nuôi cá lăng nha của anh Nghĩa, mô hình nuôi cá heo nước ngọt của anh Linh mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân ở Tân Châu, An Phú học tập, nuôi theo và thu được hiệu quả bước đầu.
Cùng gắn bó với vùng nước ngọt đầu nguồn sông Cửu Long, được thiên nhiên ưu đãi nhưng có người cuộc sống vẫn khó khăn, có người vươn lên làm giàu. Điểm khác nhau giữa họ là có người chỉ biết khai thác, thậm chí tận diệt nguồn lợi thủy sản, trong khi người khác thì đầu tư nghiên cứu, tái tạo lại. Mà đã tái tạo được những loài cá đặc sản, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì làm giàu đâu quá khó!
Có thể bạn quan tâm

Nghề câu mực khơi từ lâu được xem như một nghề ăn nên làm ra của ngư dân. Thế nhưng, hiện nay tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt đội tàu câu mực khơi đã “giải nghệ”.

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

Vụ tôm sú 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng người dân ở Trà Vinh, Bến Tre vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã cạn vốn.

Nhờ được vay vốn không phải trả lãi, nhiều hộ ND ở Hải Dương đã có điều kiện mua máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp, ô tô tải nhẹ...

Với sự năng động, dám nghĩ dám làm và bằng kiến thức tích lũy được qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Văn Biên ở thôn Bình Tiến, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) đã có một trang trại nuôi ong mật quy mô lớn, đem lại nguồn thu không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.