Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Trên Sông Nước

Làm Giàu Trên Sông Nước
Ngày đăng: 26/09/2014

Nhiều nông dân ở An Giang đang phất lên nhờ tận dụng lợi thế vùng nước ngọt đầu nguồn sông Cửu Long, nuôi các loài cá đặc sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Ai bảo vùng quê không thể làm giàu?

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá bè, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ấp 2, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha đuôi đỏ. Lần đầu tiên, anh thả nuôi 5.000 con, do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều, thu hoạch chỉ được 3.000 con.

Tuy nhiên, thấy đây là loài cá dễ nuôi, thích nghi tốt với dòng nước ngọt đầu nguồn nên anh mở rộng sản xuất. Sau thời gian tích lũy vốn, anh Nghĩa đã đầu tư gần 2 tỷ đồng thả nuôi 5 bè cá lăng nha đuôi đỏ. Với giá bán cá loại I khoảng 80.000 đồng/kg, loại II khoảng 60.000 đồng/kg, ước tính năm nay anh có thể lời gần 1,2 tỷ đồng.

Đối với anh Bùi Chí Linh (ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, An Phú), việc tiên phong nhân nuôi cá heo nước ngọt đã mang về cho anh cả tỷ đồng mỗi năm. Cá heo nước ngọt được biết đến là loài cá da trơn, mình hơi xanh bóng, đuôi màu đỏ cam, đầu có 2 ngạnh nhọn, thường xuất hiện vào mùa nước nổi.

Tuy nhiên, những năm gần đây, việc khai thác thủy sản quá mức khiến loài cá này ít dần, trong khi nhu cầu thị trường lại rất cao. Năm 2010, anh Linh mua cá giống của người dân đánh bắt tự nhiên về thả nuôi, thu lãi trên 700 triệu đồng. Năm 2013, với 10 lồng bè cá heo nước ngọt, anh đạt lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.

Mùa nước nổi năm nay, anh tiếp tục công việc mang lại cuộc sống sung túc cho gia đình. Thấy mô hình nuôi cá lăng nha của anh Nghĩa, mô hình nuôi cá heo nước ngọt của anh Linh mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân ở Tân Châu, An Phú học tập, nuôi theo và thu được hiệu quả bước đầu.

Cùng gắn bó với vùng nước ngọt đầu nguồn sông Cửu Long, được thiên nhiên ưu đãi nhưng có người cuộc sống vẫn khó khăn, có người vươn lên làm giàu. Điểm khác nhau giữa họ là có người chỉ biết khai thác, thậm chí tận diệt nguồn lợi thủy sản, trong khi người khác thì đầu tư nghiên cứu, tái tạo lại. Mà đã tái tạo được những loài cá đặc sản, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì làm giàu đâu quá khó!


Có thể bạn quan tâm

Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Lồng Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Lồng

Tận dụng diện tích mặt nước trên sông Ô Lâu, nhiều hộ dân ở xã Điền Lộc (Phong Điền - Thừa Thiên Huế) mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều hộ dân ở địa phương này đã khá lên nhanh chóng...

03/03/2012
Đậu Phụng Được Mùa Ở Quảng Nam Đậu Phụng Được Mùa Ở Quảng Nam

Vụ đông xuân vừa qua ở Quảng Nam nhờ thời tiết thuận lợi, các loại sâu bệnh ít gây hại, nông dân ứng dụng hiệu quả quy trình thâm canh mới nên cây đậu phụng rất được mùa...

19/05/2012
Phế Phẩm Nông Nghiệp Giảm Thải Khí Nhà Kính Phế Phẩm Nông Nghiệp Giảm Thải Khí Nhà Kính

Mới đây, tại hội thảo sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp để cải thiện độ phì đất đai, tăng năng suất cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính (KNK), Viện Môi trường Nông nghiệp cho biết hiện nay nước ta có hơn 7 triệu ha lúa, 1 triệu ha ngô, 0,65 triệu ha sắn, gần 1 triệu ha cây rau đậu các loại...

05/03/2012
Lúa Rớt Giá Thê Thảm, Chất Đống Trong Nhà Dân Lúa Rớt Giá Thê Thảm, Chất Đống Trong Nhà Dân

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại gặp lúc lúa rớt giá thê thảm, bán không được.

29/06/2012
Tương Lai Cá Tra - Nhìn Từ Giống Tương Lai Cá Tra - Nhìn Từ Giống

ky thuat nuoi ca tra thit trang, ky thuat nuoi ca tra, cach nuoi ca tra thit trang, ca tra bi benh, cham soc ca tra, ca tra thit trang, lam sao de ca tra co thit trang

14/06/2012